Câu 3 (108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn siêu ngắn cho câu 3 (108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích:

- Đối trong cụm từ: bướm lả - ong lơi, lá gió – cành chim, dày gió dạn sương, bướm chán – ong chường, mưa Sở - mây Tần, gió tựa – hoa kề,

- Tiểu đối trong nội bộ câu: Cuộc say đầy tháng/trận cười suốt đêm, Sớm đưa Tống Ngọc/tối tìm Trường Khanh, Khi tỉnh rượu/lúc tàn canh, Nửa rèm tuyết ngậm/bốn bề trăng thâu, Cung cầm trong nguyệt/nước cờ dưới hoa.

- Trường đối giữa câu trên và câu dưới: Khi sao phong gấm…/…như hoa giữa đường.

=> Giá trị nghệ thuật của phép đối trong đoạn trích:

- Tạo nên tính đối xứng và nhịp điệu trong biểu đạt: gợi cuộc sống xô bồ, nhơ nhớp diễn ra triền miên không dứt, đày đọa nàng Kiều tội nghiệp.

- Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều trong tình cảnh thảm hại, bi kịch.


Bình luận