-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu 4 (trang 7 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn siêu ngắn cho câu 4 (trang 7 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
- Vai trò của hình tượng các bô lão: người chứng kiến chiến tích lịch sử, người kể lại chiến tích cho “khách”.
- Chiến tích trên sông Bạch Đằng hào hùng, oanh liệt qua lời kể tự hào của các bô lão:
+ Hai trận đánh được kể: Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng Thao.
+ Quang cảnh, không khí chiến trận hào hùng: binh lực của kẻ thù hùng mạnh (thuyền bè muôn đội…sáng chói); thế trận gay go, quyết liệt (trận đánh được thua chửa phân…chừ sắp đổi).
+ Kết quả là quân ta chiến thắng oanh liệt, sánh ngang với những trận Xích Bích, Hợp Phì nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa: Hung đồ hết lối…chết trụi.
- Thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể chuyên:
+ Thái độ: hiếu khách, nhiệt tình, say sưa.
+ Giọng điệu: tự hào, phấn chấn, tràn đầy khí thế.
- Các yếu tố làm nên chiến thắng có thiên thời (trời cũng chiều lòng người), địa lợi (trời đất cho nơi hiểm trở) và nhân hòa (nhân tài giữ cuộc điện an) nhưng qua lời bình luận của các bô lão, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng là yếu tố con người.