-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu 4 (108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn siêu ngắn cho câu 4 (108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Nỗi thương mình của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ trong văn học trung đại:
- Nền văn học trung đại vốn có tính chất phi ngã (triệt tiêu cái tôi, chỉ đề cao cái ta). Hiếm khi cái tôi được đề cao hay được quan tâm trong thơ ca và văn xuôi.
- Nỗi thương mình của Thúy Kiều là điểm mới mẻ bởi nó thể hiện sự tự ý thức về giá trị và phẩm chất của cá nhân. Đáng trân trọng hơn nữa, đó lại là ý thức ở một người phụ nữ (xã hội xưa vốn trọng nam khinh nữ, ép họ vào quy luật tam tòng tứ đức) không chỉ biết hi sinh, biết sống vì người khác mà còn rất thấu hiểu và tự ý thức về bản thân mình.
- Đó cũng là nét mới mẻ trong giá trị nhân đạo của thơ ca Nguyễn Du, người được coi là tiên phong trong việc nêu lên một cách tập trung vấn đề thân phận người phụ nữ có sắc đẹp tài năng và đòi hỏi xã hội phải trân trọng họ.