Đề 4 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn siêu ngắn cho đề 4 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Học bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh/chị.

Dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) và hai ý kiến trái chiều về sự hổ thẹn của tác giả trong bài thơ.

* Thân bài:

- Nỗi hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện trong hai câu cuối bài “Thuật hoài”: Công danh nam tử còn vương nợ/Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu → Dịch  nghĩa: Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh/Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

- Đánh giá và bàn luận về ý kiến 1: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì → ý kiến phiến diện, thiếu khách quan (lí giải, bàn luận).

- Đánh giá và bàn luận về ý kiến 2: đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước → ý kiến đúng đắn (lí giải, bàn luận: căn cứ vào quan niệm công danh thời kì trung đại, vào điển tích về Vũ hầu để đánh giá cái cúi đầu cao cả của Phạm Ngũ Lão, từ đó bàn đến thái độ của người thanh niên yêu nước nói chung trước hoài bão làm nên nghiệp lớn, cống hiến cho Tổ quốc).

- Ý kiến cá nhân: đồng tình với ý kiến 2 và bổ sung thêm luận điểm (thời nay, tùy thuộc vào sở thích, lí tưởng, năng lực và điều kiện, mỗi người có thể thực hiện hoài bão theo cách riêng của mình và có những đóng góp, cống hiến khác nhau cho cộng đồng nên bạn không nên cảm thấy hổ thẹn vì sự khác biệt hay vì hoài bãi giản dị của mình).

* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của hoài bão và thái độ, quyết tâm thực hiện hoài bão đối với cuộc đời con người.


Bình luận