-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Luyện tập câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn chi tiết cho luyện tập câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đọc phần tiểu dẫn bài “Thơ hai-cư của Ba-sô” (Ngữ vãn 10, tập 1) và thực hiện các yêu cầu (SGK trang 71).
a. Đối tượng thuyết minh của văn bản phần Tiểu dẫn bài thơ hai-cư của Ba-sô là:
- Tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Ma-su Ba-sô.
- Những đặc điểm của thể thơ hai-cư.
b. Bố cục của văn bản chia thành hai phần:
- Phần một (từ đầu đến “...M.Si-ki (1867 - 1902)”): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su Ba-sô.
- Phần hai (tiếp theo đến hết): Thuyết minh về đặc điểm của thơ hai-cư.
c. Đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư:
Thơ hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất nhưng vẫn ngắt làm ba đoạn. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất đinh tả phong cảnh để khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông. Cảm thức thẩm mĩ của hai-cư rất cao và tinh tế. Hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hoá sự vật mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, tạo nên nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.