-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Đề 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn chi tiết cho đề 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Dân tộc ta có truyền thông “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sông hiện nay?
Lời giải chi tiết:
1. Xác định yêu cầu của đề ra:
- Về thể loại: nghị luận xã hội.
- Nội dung: vấn đề “Tôn sư trọng đạo”, một vấn đề có tính truyền thống của dân tộc.
- Phạm vi tư liệu: dùng cho bài viết rất rộng (từ xưa đến nay)
- Thao tác lập Luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác, lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.
2. Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
a. Giải thích vấn đề: truyền thống “tôn sư trọng đạo”
- Giải thích các khái niệm: “sư”? “tôn sư”?, “đạo”? “trọng đạo”?
- Giải thích ý nghĩa của vấn đề: “tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Các ý chính:
+ Kính trọng và đề cao vai trò của người thầy.
+ Coi trọng việc học hành.
+ Coi trọng đạo lý làm người, đề cao nhân nghĩa...
b. Truyền thống “tôn sư trọng đạo'” được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay:
- Hoàn cảnh, điều kiện sống có những gì thay đổi?
- Những gì được tiếp tục phát huy? Những gì có sự bổ sung, phát triển? Những hiện tượng nào cần lên án?
c. Cần phải làm gì để phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới?