-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu hỏi 19
Đáp án đúng:
Đáp án A
Câu hỏi:
Cho 1,12 g bột sắt và 0,24 g bột Mg vào một bình chứa 250 ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy kĩ cho đến khi kết thúc phản ứng. Sau phản ứng, khối lượng kim loại có trong bình là 1,88 g. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng là
Phương pháp giải :
- Khối lượng mol Cu lớn hơn Fe, Mg → Độ tăng khối lượng kim loại sau phản ứng là
∆m = mKL thu được – mKL ban đầu
- Tính ∆ Mg-Cu → Mg phản ứng hết → Số mol Cu2+ phản ứng
- Tính ∆ Fe-Cu → Số mol sắt phản ứng → Số mol Cu2+ phản ứng
- Tính CM CuSO4
Lời giải chi tiết :
nMg = 0,24 / 24 = 0,01 mol; nFe = 1,12 / 56 = 0,02 mol
Khối lượng kim loại tăng là: 1,88 - 1,12 - 0,24 = 0,52 (g)
Mg là kim loại mạnh hơn Fe nên Mg phản ứng trước.
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
0,01 → 0,01 (mol)
Mg phản ứng hết làm khối lượng tăng là: 64 . 0,01 – 24 . 0,01 = 0,4 (g)
Phản ứng của Fe làm khối lượng tăng thêm là: 0,52 - 0,40 = 0,12 (g)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Theo (2), ta có:
1 mol CuSO4 phản ứng làm khối lượng tăng 64 - 56 = 8 (g)
x mol ← 0,12 g
→ \(x =\dfrac {{0,12}}{{ 8}} = 0,015(mol)\)
Số mol Fe ban đầu là nFe = 0,02 mol > 0,015 mol
Vậy Fe còn dư và CuSO4 hết.
Nồng độ mol của CuSO4 là: \(C_{MCuSO_4}=\dfrac{{(0,01 + 0,015)\times1000}}{ {250}} =0,1M \)
Đáp án A
Đáp án A:
0,1M.
Đáp án B:
0,2M.
Đáp án C:
0,05M.
Đáp án D:
0,3M.