Câu hỏi 36.3

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Câu 3:

Một sinh viên đưa ra các nhận xét sau:

(1) Nếu để gang, thép trong không khí khô thì không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

(2) Thanh sắt nguyên chất để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa tương tự như gang, thép.

(3) Nếu để gang, thép trong bình khí O2 cũng xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa tương tự như trong không khí ẩm.

(4) Các electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương của pin điện thông qua lớp dung dịch chất điện li.

Số phát biểu đúng là

Phương pháp giải : 

- Dựa vào điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học:

Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim,… Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn. Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

- Trong ăn mòn điện hóa, electron chuyển dời trực tiếp (hoặc gián tiếp qua dây dẫn) từ cực âm (anot) đến cực dương (catot).

Lời giải chi tiết : 

(1) Nếu để gang, thép trong không khí khô thì không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

⟹ Đúng, vì không khí khô không phải dung dịch chất điện li nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.

(2) Thanh sắt nguyên chất để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa tương tự như gang, thép.

⟹ Sai, vì không có 2 điện cực khác nhau về bản chất nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.

(3) Nếu để gang, thép trong bình khí O2 cũng xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa tương tự như trong không khí ẩm.

⟹ Sai, vì O2 không phải dung dịch chất điện li nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.

(4) Các electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương của pin điện thông qua dung dịch chất điện li.

⟹ Sai, vì Fe và C tiếp xúc trực tiếp với nhau electron chuyển dời trực tiếp từ Fe sang C.

Vậy có 1 phát biểu đúng.

Chọn C.

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

1

Đáp án D: 

4


Bình luận