Bài 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Lý thuyết và bài tập bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế, Lịch sử 5
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 9 sách giáo khoa Lịch sử 5

Đề bài

Em có biết trường học, đường phố nào mang tên các nhân vật lịch sử của phong trào Cần vương ?

Lời giải chi tiết

- Trường tiểu học Hàm Nghi (Đà Nẵng)

- Trường THCS Đinh Công Tráng (Hà Nam)

- Trường THCS Phan Đình Phùng (Hà Nội)

- Đường Tôn Thất Thuyết (Hà Nội)

- Đường Phạm Bành (TP. Hồ Chí Minh)

- Đường Nguyễn Thiện Thuật (Đà Nẵng)

Bài 1 trang 9 sách giáo khoa Lịch sử 5

Đề bài

Em hãy kể lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.

Lời giải chi tiết

Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế. bỗng có tiếng súng “thần công” nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết.

Bài 2 trang 9 sách giáo khoa Lịch sử 5

Đề bài

Chiếu Cần vương có tác dụng gì ?

Lời giải chi tiết

Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. 

Từ đó, bùng nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, gọi là phong trào Cần vương mà tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : Ba Đình (Thanh Hoá) do Phạm Bành - Đinh Công Tráng lãnh đạo, Bãi Sậy (Hưng Yên do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.


Giải các môn học khác

Bình luận

HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ

BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NON TRẺ, TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC