Bài 16. Định dạng văn bản

Lý thuyết và bài tập cho Bài 16. Định dạng văn bản, Chương 4, Tin học 6
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 121 SGK Tin học lớp 6

Đề bài

Em hãy soạn thảo bài thơ Nói với em (tác giả Vũ Quân Phương) và thực hiện các thao tác định dạng cần thiết để có kết quả như mẫu. Lưu văn bản với tên Noi voi em. 

Lời giải chi tiết

Nói với em

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong lá

Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

   

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Câu 2 trang 122 SGK Tin học lớp 6

Đề bài

Với một văn bản đã được mở bằng Word, làm thế nào để biết được một phần văn bản đã được định dạng với phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ gì?

Lời giải chi tiết

Đưa con trỏ chuột về đoạn văn bản đó sau đó nhìn lên trên nhóm Font trong dải lệnh Home để biết được một phần văn bản đã được định dạng với phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ gì.

Ví dụ với phần văn bản có nhóm Font trong dải lệnh Home như hình dưới đây, ta biết được phần văn đó có định dạng với:

   + Phông chữ: Time New Roman.

Câu 3 trang 122 SGK Tin học lớp 6

Đề bài

Em hãy chọn một từ và nháy nút I để định dạng cho chữ nghiêng. Sau đó em chọn lại từ đó và nháy nút I lần nữa. Kết quả sẽ là gì?

   + Các chữ nghiêng hơn.

   + Các chữ trở lại thành chữ thường.

   + Không có gì xảy ra.

Lời giải chi tiết

Em hãy chọn một từ và nháy nút I để định dạng cho chữ nghiêng. Sau đó em chọn lại từ đó và nháy nút I lần nữa. Kết quả sẽ là "các chữ trở lại thành chữ thường".

Câu 4 trang 122 SGK Tin học lớp 6

Đề bài

Em có thể định dạng các phần khác nhau của văn bản bằng nhiều phông chữ khác nhau được không? Em có nên dùng quá nhiều phông chữ khác nhau trong một văn bản hay không? Tại sao?

Lời giải chi tiết

Em có thể định dạng các phần khác nhau của văn bản bằng nhiều phông chữ khác nhau được.

Tuy nhiên, em không nên dùng quá nhiều phông chữ khác nhau trong một văn bản vì sẽ làm mất tính thẩm mĩ của văn bản đó, thậm chí có thể gây phiền toái cho người xem.


Giải các môn học khác

Bình luận