Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Lý thuyết và bài tập Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873), chương I, phần ba, Lịch sử 12

I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam

1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên,...

+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” làm nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 107 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 106, 107 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược:

* Chính trị:

- Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

- Chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

- Quân sự: lạc hậu.

Câu hỏi thảo luận trang 108 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 108 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

- Đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, càng ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu Á.

- Thực dân Pháp đã có những hành động như:

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 109 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 108, 109 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 109 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 108, 109 để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.

Câu hỏi thảo luận trang 110 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 109, để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là:

- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được gia định quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn.

- Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 111 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5-6-1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 111 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) được kí kết trong hoàn cảnh:

- Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hòa. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862).

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 111 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 111 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất bao gồm 12 điều khoản, trong đó có các điều khoản chính như:

- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

Câu hỏi thảo luận trang 113 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau Hiệp ước 1862?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 112, 113 để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

* Những hành động của Trương Định:

- Phối hợp với quân triều đình và Nguyễn Tri Phương chiến đấu chống Pháp.

Câu hỏi thảo luận trang 114 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 113, 114 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Sau khi chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng.

- Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm các điều đã cam kết trong Hiệp ước 1862, yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng quyền kiểm soát cả ba tỉnh miền Tây Nam. Trước yêu cầu này, triều đình vô cùng lúng túng.

Câu hỏi thảo luận trang 115 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 114, 115 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867:

- Phong trào kháng chiến trong nhân dân vẫn tiếp tục dâng cao:

Bài tập 1 trang 115 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Quan sát lược đồ (hình 52), xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định và tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa này.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 112, 113 và lược đồ (hình 52) để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Địa bàn hoạt động:

Bài tập 2 trang 115 sách giáo khoa Lịch sử 11

Đề bài

Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức cả bài để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

- Ban đầu:

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...


Giải các môn học khác

Bình luận