Bài 11. Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai

Lý thuyết và bài tập cho Bài 11. Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai, Chương 1, Đại số 7, Tập 1

1. Số vô tỉ

Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là \(I.\)

Ví dụ: \(2,71828...\) là số vô tỉ

2. Khái niệm về căn bậc hai

a) Định nghĩa: Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \(x^{2}=a.\)

Số dương \(a\) có đúng hai căn bậc hai là \(\sqrt a ;\, - \sqrt a \)

Số \(0\) chỉ có một căn bậc hai là số \(0\): \(\sqrt 0  = 0\)

b) Tính chất: Với hai số dương bất kì \(a\) và \(b.\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 41 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Tìm căn bậc hai của \(16\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định nghĩa: Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \(x^{2}=a.\)

Lời giải chi tiết

Ta có: \({4^2} = 16\) và \({\left( { - 4} \right)^2} = 16\)

Nên \(4\) và \(– 4\) là các căn bậc hai của \(16\).

Câu hỏi 2 trang 41 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Viết các căn bậc hai của \(3; 10; 25.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định nghĩa: Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \(x^{2}=a.\)

Lời giải chi tiết

Các căn bậc hai của \(3\) là \(\sqrt 3\) và \(  - \sqrt 3 \)

Các căn bậc hai của \(10\) là \(\sqrt {10}\) và \(  - \sqrt {10} \)

Các căn bậc hai của \(25\) là \(\sqrt {25}  = 5\) và \( - \sqrt {25}  =  - 5\)

Bài 82 trang 41 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

 Theo mẫu: Vì \(2^2= 4\) nên \(\sqrt4 = 2\), hãy hoàn thành bài tập sau:

a) \(5^2= ….\) nên \(.... = 5\);

b) Vì \({7^{...}} = 49\) nên \(... = 7\);

c) Vì \({1^{...}} = 1\) nên \(\sqrt1 = ...\);

d) Vì \({\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^2}=...\) nên\( ... = ...\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

 Áp dụng theo mẫu: Vì \(2^2= 4\) nên \(\sqrt4 = 2\).

Lời giải chi tiết

a) Vì \(5^2= \) \(25\) nên \(\sqrt{25}\) \( = 5\)

b) Vì \(7^2\) \(= 49\) nên \(\sqrt{49}\) \( = 7\)

Bài 83 trang 41 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Ta có \(\sqrt{25}=5; -\sqrt{25}=-5; \)\(\sqrt{(-5)^{2}}=\sqrt{25}=5.\)

Theo mẫu trên, hãy tính:

a) \(\sqrt{36}\);

b) \(-\sqrt{16}\);

c) \(\sqrt{\dfrac{9}{25}};\)

d) \(\sqrt{3^{2}};\)

e) \(\sqrt{(-3)^{2}}.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định nghĩa: Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \(x^{2}=a.\)

Lời giải chi tiết

a) \(\sqrt{36}=6\);

b) \(-\sqrt{16}=-4\);

c) \(\sqrt{\dfrac{9}{25}}=\dfrac{3}{5}\);

Bài 84 trang 41 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Nếu \(\sqrt{x}=2\) thì \(x^{2}\) bằng:

A) \(2\); 

B) \(4\);

C) \(8\);

D) \(16\).

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định nghĩa: Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \(x^{2}=a.\)

Lời giải chi tiết

Ta có: \(\sqrt{x}=2\Rightarrow x=2^{2}=4\)

Do đó \(x^{2}=4^{2}=16.\)

Vậy chọn D) \(16\).

Bài 85 trang 42 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Điền số thích hợp vào ô trống

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định nghĩa: Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \({x^2} = a\)

Lời giải chi tiết

Các số được điền vào là các số có tô màu đỏ trong bảng dưới đây: 

Giải thích: 

\(x=4\) thì \(\sqrt x  = \sqrt 4  = 2\);

Bài 86 trang 42 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Sử dụng máy tính bỏ túi

Lời giải:

Hình dưới là cách bấm máy tính và kết quả của các phép tính trên:


Giải các môn học khác

Bình luận