Bài 1. Phân thức đại số

Lý thuyết và bài tập cho Bài 1. Phân thức đại số, Chương 2, Đại số 8, Tập 1

1. Định nghĩa

Phân thức đại số ( phân thức ) là một biểu thức có dạng \( \dfrac{A}{B}\), trong đó \(A, B\) là những đa thức \(B ≠ 0, A\) là tử thức, \(B\) là mẫu thức.

Đặc biệt: Mỗi đa thức cũng được coi như một phân thức với mẫu thức bằng \(1.\)

Ví dụ:

\(\dfrac{2x}{{3x - 1}}\) là một phân thức đại số. Số \(5\) cũng là một phân thức đại số dưới dạng \(\dfrac{5}{1}.\) 

2. Hai phân thức bằng nhau

Với hai phân thức \( \dfrac{A}{B}\) và \( \dfrac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu: \(AD = BC\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 bài 1 trang 35 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Em hãy viết một phân thức đại số.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân thức đại số ( phân thức ) là một biếu thức có dạng \( \dfrac{A}{B}\), trong đó \(A, B\) là những đa thức \(B ≠ 0, A\) là tử thức, \(B\) là mẫu thức.

Lời giải chi tiết

Ví dụ: \(\dfrac{{2x + 3}}{{3{x^4} - {x^2} + 7}}\) 

Câu hỏi 2 bài 1 trang 35 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Một số thực \(a\) bất kì có phải là một phân thức không ? Vì sao ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân thức đại số ( phân thức ) là một biếu thức có dạng \( \dfrac{A}{B}\), trong đó \(A, B\) là những đa thức \(B ≠ 0, A\) là tử thức, \(B\) là mẫu thức.

Lời giải chi tiết

Một số thực \(a\) bất kì có là một phân thức vì nó viết được dưới dạng \(\dfrac{A}{B}\) trong đó \(A, B\) là những đa thức và \(B\) khác đa thức \(0\).

Ví dụ:

\(3 = \dfrac{{3{x^2} - 3x + 18}}{{{x^2} - x + 6}}\)

Câu hỏi 3 bài 1 trang 35 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Có thể kết luận \(\dfrac{{3{x^2}y}}{{6x{y^3}}} = \dfrac{x}{{2{y^2}}}\) hay không?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Với hai phân thức \( \dfrac{A}{B}\) và \( \dfrac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu: \(AD = BC\)

Lời giải chi tiết

Xét các tích chéo: 

\(\eqalign{
& 3{x^2}y.2{y^2} = \left( {3.2} \right).{x^2}.\left( {y.{y^2}} \right) = 6{x^2}{y^3} \cr
& 6x{y^3}.x = 6.\left( {x.x} \right).{y^3} = 6{x^2}{y^3} \cr} \)

Câu hỏi 4 bài 1 trang 35 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Xét xem hai phân thức \(\dfrac{x}{3}\) và \(\dfrac{{{x^2} + 2x}}{{3x + 6}}\) có bằng nhau không?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Với hai phân thức \( \dfrac{A}{B}\) và \( \dfrac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu: \(AD = BC\)

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 5 bài 1 trang 35 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Bạn Quang nói rằng: \(\dfrac{{3x + 3}}{{3x}} = 3\), còn bạn Vân thì nói: \(\dfrac{{3x + 3}}{{3x}} = \dfrac{{x + 1}}{x}\).

Theo em, ai nói đúng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Với hai phân thức \( \dfrac{A}{B}\) và \( \dfrac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu: \(AD = BC\)

- Quy tắc nhân đơn thức với đa thức.

Lời giải chi tiết

Ta có:

Bài 1 trang 36 SGK Toán 8 tập 1

Dùng định nghĩa hai phân thức bằng nhau chứng tỏ rằng:

LG a.

\( \dfrac{5y}{7}= \dfrac{20xy}{28x}\);

Phương pháp giải:

Áp dụng định nghĩa hai phân thức bằng nhau: \( \dfrac{A}{B} = \dfrac{C}{D}\) nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết:

\( \left.\begin{matrix} 5y.28x = 140xy\\ 7.20xy = 140xy \end{matrix}\right\}\) \(\Rightarrow 5y.28x = 7.20xy\)

nên \( \dfrac{5y}{7}= \dfrac{20xy}{28x}\)

LG b.

 \( \dfrac{3x(x + 5)}{2(x + 5)}= \dfrac{3x}{2}\)

Bài 2 trang 36 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Ba phân thức sau có bằng nhau không?

\( \dfrac{x^{2}- 2x - 3}{x^{2} + x}\); \( \dfrac{x - 3}{x}\) ; \( \dfrac{x^{2}- 4x + 3}{x^{2}- x}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định nghĩa hai phân thức bằng nhau: \( \dfrac{A}{B} =  \dfrac{C}{D}\) nếu \(AD = BC\), ta lần lượt xét từng đôi một.

Lời giải chi tiết

+) So sánh \( \dfrac{x^{2}- 2x - 3}{x^{2} + x}\) và \(  \dfrac{x - 3}{x}\)

Xét các tích chéo, ta có:

*) \(\left( {{x^2}-2x-3} \right)x = {x^3}-2{x^2}-3x \)

Bài 3 trang 36 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Cho ba đa thức : \({x^2} - 4x;{x^2} + 4;{x^2} + 4x.\)

Hãy chọn đa thức thích hợp trong ba đa thức đó rồi điền vào chỗ trống trong đẳng thức dưới đây:

                            \( \dfrac{...}{x^{2}- 16}= \dfrac{x}{x - 4}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Với hai phân thức \( \dfrac{A}{B}\) và \( \dfrac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu: \(AD = BC.\)

Lời giải chi tiết

Ta có: \( \dfrac{...}{x^{2}- 16}= \dfrac{x}{x - 4}\)


Giải các môn học khác

Bình luận