Bài 1. Mở đầu về phương trình

Lý thuyết và bài tập cho Bài 1. Mở đầu về phương trình, Chương 3, Đại số 8, Tập 2

1. Phương trình một ẩn

- Một phương trình với ẩn \(x\) có dạng \(A(x) = B(x)\), trong đó vế trái \(A(x)\) và vế phải \(B(x)\) là hai biểu thức của cùng một biến x.

- Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn x thoả mãn (hay nghiệm đúng) phương trình.

Chú ý:

a) Hệ thức \(x = m\) (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 1 trang 5 SGK Toán 8 Tập 2

Hãy cho ví dụ về:

a.

Phương trình với ẩn \(y\);

Phương pháp giải:

Phương trình với ẩn \(x\) có dạng \(A(x) = B(x)\), trong đó vế trái \(A(x)\) và vế phải \(B(x)\) là hai biểu thức của cùng một biến \(x\).

Giải chi tiết:

Phương trình với ẩn \(y\) là: \(15y + 1=0\).

b.

Phương trình với ẩn \(u\).

Phương pháp giải:

Câu hỏi 2 Bài 1 trang 5 SGK Toán 8 Tập 2

Đề bài

Khi \(x=6\), tính giá trị mỗi vế của phương trình:

\(2x+5=3(x-1)+2\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lần lượt thay \(x=6\) vào vế trái và vế phải của phương trình đã cho.

Lời giải chi tiết

Thay \(x=6\) vào vế trái của phương trình ta được:

\(2.6+5=12+5=17\)

Thay \(x=6\) vào vế phải của phương trình ta được:

\(3.(6-1)+2=15+2=17\)

Nhận xét: Khi thay \(x=6\) vào hai vế của phương trình thì kết quả hai vế đều bằng \(17\).

Câu hỏi 3 Bài 1 trang 5 SGK Toán 8 Tập 2

Cho phương trình \(2(x+2)-7=3-x\)

a.

\(x=-2\) có thỏa mãn phương trình không?

Phương pháp giải:

Muốn kiểm tra xem \(x=x_o\) có là nghiệm của phương trình không ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lần lượt thay các giá trị của \(x=x_o\) vào vế trái và vế phải của phương trình.

Bước 2: So sánh kết quả hai vế.

Bước 3: Kết luận

- Nếu kết quả hai vế bằng nhau thì \(x_o\) là nghiệm của phương trình đã cho.

- Nếu kết quả hai vế khác nhau thì \(x_o\) không là nghiệm của phương trình đã cho.

Câu hỏi 4 Bài 1 trang 6 SGK Toán 8 Tập 2

 Hãy điền vào chỗ trống (…):

a.

Phương trình \(x = 2\) có tập nghiệm là \(S = …\)

Phương pháp giải:

Phương trình \(x = m\) (với \(m\) là một số nào đó) có nghiệm duy nhất là \(m\).

Giải chi tiết:

Phương trình \(x = 2\) có tập nghiệm là \(S = \{2\}\)

b.

Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là \(S = …\)

Phương pháp giải:

Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là rỗng. Kí hiệu: \(S = \phi \)

Giải chi tiết:

Bài 1 trang 6 SGK Toán 8 tập 2

Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem \(x = -1\) có là nghiệm của nó không?

a.

\(4x - 1 = 3x - 2;\)

Phương pháp giải:

- Nếu khi thay \(x = -1\) vào hai vế của phương trình ta được kết quả của hai vế bằng nhau thì \(x = -1\) là nghiệm của phương trình đó. 

Giải chi tiết:

\(4x - 1 = 3x - 2\)

Thay \(x=-1\) vào vế trái và vế phải của phương trình ta được:

Vế trái: \(4x - 1 = 4(-1) - 1 = -5\)

Vế phải: \(3x - 2 = 3(-1) -2 = -5\)

Bài 2 trang 6 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

Trong các giá trị \(t = -1, t = 0\) và \(t = 1\), giá trị nào là nghiệm của phương trình:

\({\left( {t + 2} \right)^2} = 3t + 4\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thay lần lượt các giá trị của \(t\) vào hai vế của phương trình ta được kết quả hai vế bằng nhau thì giá trị đó là nghiệm của phương trình. 

Lời giải chi tiết

* Với \(t = -1\) ta có:

\(VT = {\left( {t + 2} \right)^2} = {\left( { - 1 + 2} \right)^2} =  1^2 = 1\)

\(VP = 3t + 4 = 3.\left( { - 1} \right) + 4 = 1\)

Bài 3 trang 6 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

Xét phương trình \(x + 1 = 1 + x\). Ta thấy mọi số đều là nghiệm của nó. Người ta còn nói: Phương trình này nghiệm đúng với mọi \(x\). Hãy cho biết tập nghiệm của phương trình đó.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định nghĩa: 

- Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn \(x\) thoả mãn phương trình.

- Tập nghiệm của phương trình là tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình đó.

Lời giải chi tiết

Bài 4 trang 7 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Thay các giá trị của \(x=-1\), \(x=2\) và \(x=3\) vào từng phương trình (a), (b), (c); giá trị nào thỏa mãn phương trình thì là nghiệm của phương trình đó.

Lời giải chi tiết

 *) Xét phương trình \(3(x-1)=2x-1\;\;\;\;\;(1)\)

+) Thay \(x=-1\) vào vế trái và vế phải của phương trình (1) ta được:

Bài 5 trang 7 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

Hai phương trình \(x = 0\) và \(x(x - 1) = 0\) có tương đương không? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định nghĩa: Hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng một tập nghiệm.

Bước 1:  Ta tìm tập nghiệm của hai phương trình \(x = 0\) và \(x(x - 1) = 0\) 

Giả sử phương trình \(x = 0\) có tập nghiệm là \(S_1\); phương trình \(x(x - 1) = 0\) có tập nghiệm \(S_2\)

Bước 2: So sánh \(S_1\) và \(S_2\)

Bước 3: Kết luận


Giải các môn học khác

Bình luận