Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai

Lý thuyết và bài tập cho Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai, Chương 4, Phần đại số, Toán 9

Công thức nghiệm của phương trình bậc hai

Đối với phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) và biệt thức \(\Delta  = {b^2} - 4ac\):

+) Nếu \(\Delta  > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1}\)= \(\dfrac{-b + \sqrt{\bigtriangleup }}{2a}\)  và \({x_2}\)= \(\dfrac{-b - \sqrt{\bigtriangleup }}{2a}\)

+) Nếu \(\Delta  = 0\) thì phương trình có nghiệm kép \({x_1}={x_2}=\dfrac{-b }{2a}\).

+) Nếu \(\Delta  < 0\) thì phương trình vô nghiệm.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 4 trang 44 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Hãy điền những biểu thức thích hợp vào các ô trống (…) dưới đây:

a) Nếu \(\Delta \) > 0 thì từ phương trình (2) suy ra \(x + \displaystyle{b \over {2a}} =  \pm ...\)

Do đó, phương trình (1) có hai nghiệm x1 = …, x2 = …

b) Nếu \(\Delta \) = 0 thì từ phương trình (2) suy ra \({\left( {x + \displaystyle{b \over {2a}}} \right)^2} = ...\)

Do đó, phương trình (1) có nghiệm kép x = …

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta sử dụng 

Câu hỏi 2 Bài 4 trang 44 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Hãy giải thích vì sao khi \(\Delta  < 0\) thì phương trình vô nghiệm.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng \({x^2} = a\) mà \(a < 0\) thì phương trình vô nghiệm

Lời giải chi tiết

Xét phương trình \(\left( 2 \right)\)

\({\left( {x + \dfrac{b}{{2a}}} \right)^2} = \dfrac{{{b^2} - 4ac}}{{4{a^2}}}\)  (Trang 44 SGK)

Hay \({\left( {x + \dfrac{b}{{2a}}} \right)^2} = \dfrac{\Delta }{{4{a^2}}}\) (vì \(\Delta=b^2-4ac\))

Câu hỏi 3 Bài 4 trang 45 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Áp dụng công thức nghiệm để giải các phương trình:

a) \(5x^2 – x +2 = 0\)

b) \(4x^2 - 4x + 1 = 0\)

c) \(-3x^2+ x + 5 = 0\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đối với phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) và biệt thức \(\Delta  = {b^2} - 4ac\):

+) Nếu \(\Delta  > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1}\)= \(\dfrac{-b + \sqrt{\bigtriangleup }}{2a}\)  và \({x_2}\)= \(\dfrac{-b - \sqrt{\bigtriangleup }}{2a}\)

Bài 15 trang 45 SGK Toán 9 tập 2

Không giải phương trình, hãy xác định các hệ số \(a, b, c\), tính biệt thức \(∆\) và xác định số nghiệm của mỗi phương trình sau:

LG a

\(7{x^2} - 2x + 3 = 0\)

Phương pháp giải:

Phương trình \(ax^2 +bx+c=0\)  ( với \(a \ne 0\)) và biệt thức \(\Delta = b^2 - 4ac\).

+) Nếu \(\Delta > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt,

+) Nếu \(\Delta < 0\) thì phương trình vô nghiệm.

+) Nếu \(\Delta =0\) thì phương trình có nghiệm kép.

Lời giải chi tiết:

Bài 16 trang 45 SGK Toán 9 tập 2

Dùng công thức nghiệm của phương trình bậc hai để giải các phương trình sau:

LG a

\(2{x^2} - 7x + 3 = 0\)

Phương pháp giải:

Xét phương trình: \(ax^2+bx+c=0\) (\(a \ne 0\)) và biệt thức: \(\Delta =b^2-4ac.\)

+) Nếu \(\Delta > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\(x_1=\dfrac{-b+\sqrt{\Delta}}{2a};\ x_2=\dfrac{-b-\sqrt{\Delta}}{2a}\)

+) Nếu \(\Delta < 0\) thì phương trình vô nghiệm.

+) Nếu \(\Delta =0\) thì phương trình có hai nghiệm kép: \(x_1=x_2=\dfrac{-b}{2a}\).


Giải các môn học khác

Bình luận