Bài 4. Hình lăng trụ đứng

Lý thuyết và bài tập cho Bài 4. Hình lăng trụ đứng, Chương 4, Hình học 8, Tập 2

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

Hình vẽ bên gọi là lăng trụ đứng. Trong hình này:

+ \(A, B, C, D, {A_1},{B_1},{C_1},{D_1}\) là các đỉnh.

\(AB{B_1}{A_1},BC{C_1}{B_1}\)... là những hình chữ nhật, gọi là các mặt bên.

+ \(A{A_1};B{B_1};C{C_1};D{D_1}\) song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên.

+ Hai mặt \(ABCD\) và  \({A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\) là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 4 trang 106 SGK Toán 8 Tập 2

Đề bài

 Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng có song song với nhau hay không ?

- Các cạnh bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không ?

- Các mặt bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào định nghĩa lăng trụ đứng.

Lời giải chi tiết

- Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng có song song với nhau.

- Các cạnh bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy.

- Các mặt bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy.

Câu hỏi 2 Bài 4 trang 107 SGK Toán 8 Tập 2

Đề bài

Trên hình 94 là tấm lịch để bàn, nó có hình dạng là một lăng trụ đứng. Hãy chỉ rõ các đáy, mặt bên, cạnh bên của lăng trụ.

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng định nghĩa lăng trụ đứng.

Lời giải chi tiết

- Các đáy: \((ABC), (A’B’C’)\)

- Các mặt bên: \((AA’B’B), (AA’C’C), (BCC’B’)\). 

- Các cạnh bên: \(AA’, BB’, CC’\). 

Bài 19 trang 108 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

Quan sát các hình lăng trụ đứng trong hình 96 rồi điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng dưới đây :

Hình

a)

b)

c)

d)

Bài 20 trang 108 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

Vẽ lại các hình sau vào vở rồi vẽ thêm các cạnh vào các hình 97b, c, d, e để có một hình hộp hoàn chỉnh (như hình 97a):

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định nghĩa hình hộp.

Lời giải chi tiết

Các hình hộp hoàn chỉnh:

Bài 21 trang 108 SGK Toán 8 tập 2

\(ABC.A'B’C’\) là một hình lăng trụ đứng tam giác (h.98)

a.

Những cặp mặt nào song song với nhau ?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của hình lăng trụ đứng.

Lời giải chi tiết:

Những mặt phẳng song song nhau là: \((ABC)\) và \((A’B’C’)\).

b.

Những cặp mặt nào vuông góc với nhau ?

Phương pháp giải:

Bài 22 trang 109 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

Vẽ theo hình 99a rồi cắt và gấp lại để được lăng trụ đứng như hình 99b.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Học sinh tự vẽ hình.

- Cắt và gấp lại để được hình 99b.

Lời giải chi tiết

Học sinh tự vẽ hình vào vở, sau đó dùng kéo cắt rồi gấp lại để được lăng trụ đứng.


Giải các môn học khác

Bình luận