Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Lý thuyết và bài tập bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, chương I, phần Sinh thái học, Sinh học 12

Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Các cá thể trong quần có các mối quan hệ: hỗ trợ và cạnh tranh

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 156 sách giáo khoa Sinh học 12

Đề bài

Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải quần thể sinh vật.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Lời giải chi tiết

- Ví dụ về quần thể sinh vật: Quần thể trâu rừng, tập hợp cá chép trong ao.

Câu hỏi thảo luận trang 157 sách giáo khoa Sinh học 12

Đề bài

Quan sát hình 36.2, 36.3 và 36.4 kết hợp với những nội dung đã học, hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng 36.

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ

Ý nghĩa

Hỗ trợ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch đàn

Các cây dựa vào nhau nên chống đỡ được gió bão

Câu hỏi thảo luận trang 159 sách giáo khoa Sinh học 12

Đề bài

Từ những ví dụ trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Có những hình thức cạnh tranh nhau nào phổ biến, nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức đó.

- Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài 1 trang 159 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào sau đây có thể có ở một quần thể sinh vật?

A. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

B. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

C. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

D. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

E. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

G. Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sóng, núi, eo biển,...

Bài 2 trang 160 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điếm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

Bài 3 trang 160 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?

 

Lời giải chi tiết

Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 SGK biểu hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể, nhờ đó bò rừng cảnh giác với kẻ thù rình rập xung quanh và chống lại chúng tốt hơn.


Giải các môn học khác

Bình luận