Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Lý thuyết và bài tập bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo), chương I, phần Sinh thái học, Sinh học 12

Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít. 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 168 sách giáo khoa Sinh học 12

Đề bài

Hãy nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong môi trường bị giới hạn, các yếu tố của môi trường luôn thay đổi. Sinh sản không phải luôn thuận lợi.

Lời giải chi tiết

Câu hỏi thảo luận trang 169 sách giáo khoa Sinh học 12

Đề bài

Quan sát hình 38.4 và trả lời các câu hỏi sau:

- Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời nào?

- Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó?

Lời giải chi tiết

- Nhìn chung dân số thế giới tăng lên không ngừng, tăng mạnh nhất vào thời hiện đại từ khoảng 1000 năm sau công nguyên ⟶ 2000 năm sau công nguyên.

Bài 1 trang 170 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Các yếu tố này đều ảnh hưởng tới kích thước của quần thể, liên quan tới số lượng các cá thể dao động trong quần thể

Lời giải chi tiết

Các khái niệm:

- Mức sinh sản: là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một khoảng thời gian.

- Mức tử vong: là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian.

Bài 2 trang 170 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và mức độ nhập cư có quan hệ với nhau như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Mức sinh sản: là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một khoảng thời gian.

- Mức tử vong: là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian.

- Mức xuất cư: là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.

Bài 3 trang 170 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: tăng trưởng trong môi trường không giới hạn

Tăng trưởng thực tế: tăng trưởng trong môi trường giới hạn

Lời giải chi tiết

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học cùa quần thể khác với tăng trưởng thực tế:

Bài 4 trang 170 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Lấy ví dụ của Việt Nam để minh hoạ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Mức sinh sản: là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một khoảng thời gian.

- Mức tử vong: là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian.

- Mức xuất cư: là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.

Bài 5 trang 170 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục điều đó?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Kích thước quần thể người có ảnh hưởng lớn tới mức độ sử dụng nguồn sống, ô nhiễm môi trường, chất lượng đời sống con người...

Lời giải chi tiết

Hậu quả của phát triển dân số không hợp lí:

- Thiếu nơi ở: Hiện nay, ở thành thị và nông thôn số người thiếu nơi ở, ở chật chội ngày một tăng lên.


Giải các môn học khác

Bình luận