Bài 42. Hệ sinh thái

Lý thuyết và bài tập bài 42: Hệ sinh thái, chương III, phần Sinh thái học, Sinh học 12

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quầnxã). Trong hệ sinh thái, các sinh vật trong quần xã luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật:

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 187 sách giáo khoa Sinh học 12

Đề bài

Quan sát hình 42.1, hãy cho biết các thành phần vô sinh và hữu sinh của 1 hệ sinh thái.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh)

Thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết

- Thành phần vô sinh: Ánh sáng, khí hậu,nhiệt độ, độ ẩm,đất, ...

- Thành phần hữu sinh: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải:

Câu hỏi thảo luận trang 189 sách giáo khoa Sinh học 12

Đề bài

Hãy nêu ví dụ về một hệ sinh thái nhân tạo. Nêu các thành phần của hệ sinh thái và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết

VD: Hệ sinh thái đồng lúa

- Thành phần vô sinh: đất, nước, không khí, nhiệt độ

- Thành phần hữu sinh: vi sinh vật, lúa nước, cỏ dại, châu chấu, ếch nhái…

- Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng: bón phân hợp lý, diệt trừ cỏ dại, sâu bệnh, tăng cường hoạt động của thiên địch, …

Bài 1 trang 190 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?

Lời giải chi tiết

- Khái niệm hệ sinh thái: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và nơi sống của quần xã (sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Nhờ có các tác động qua lại đó mà hệ sinh thái là một hệ thống sinh học loài chính và tương đối ổn định.

Bài 2 trang 190 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.

Lời giải chi tiết

Ví dụ hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

- Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục,…

- Sinh vật sản xuất: các cây gỗ to, vừa, nhỏ, cây bụi, cây leo,…

- Sinh vật tiêu thụ: chim, khỉ, trâu, bò, hươu, nai, hổ, báo,…

- Sinh vật phân giải: Giun đất, sâu bọ, vi khuẩn, nấm, địa y

Bài 3 trang 190 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những điếm gì giống và khác nhau?

Lời giải chi tiết

Một hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có những điếm giống và khác nhau:

- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có những đặc điếm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh.

Bài 4 trang 190 sách giáo khoa Sinh 12

Đề bài

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?

A. Hệ sinh thái biển.

B. Hệ sinh thái thành phố.

C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

D. Hệ sinh thái nông nghiệp.

Lời giải chi tiết

Đây là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp.

Chọn D.


Giải các môn học khác

Bình luận