Bài 2. Phân số bằng nhau

Lý thuyết và bài tập cho Bài 2. Phân số bằng nhau, Phần số học, chương 3, tập 2, Toán 6

Định nghĩa hai phân số bằng nhau 

Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) được gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c.\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 6 trang 8 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Tìm các số nguyên x và y biết :

a) \(\dfrac{x}{7}=\dfrac{6}{21}\) ;                                            

b) \(\dfrac{-5}{y}=\dfrac{20}{28}.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a. d = b . c\)

Lời giải chi tiết

a) Ta có \(\dfrac{x}{7}=\dfrac{6}{21}\) khi  \(x.21 = 6.7\) hay \(21x = 42.\)

Từ đó suy ra \(x = 42 : 21 = 2.\) Vậy \(x=2.\)

Bài 7 trang 8 SGK Toán 6 tập 2

 

Đề bài

Điền số thích hợp vào ô vuông.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a. d = b . c\)

Lời giải chi tiết

Thay mỗi ô vuông bằng một x rồi tìm x bằng cách nhân chéo.

 a) \(\dfrac{1}{2} = \dfrac{{x}}{{12}}\)

Nên \( 2.x = 12.1\)

\( x = 12 : 2\)

\(x= 6\)

Bài 8 trang 9 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Cho hai số nguyên a và b (b ≠ 0). Chứng tỏ rằng các cặp phân số sau đây luôn bằng nhau:

a) \(\dfrac{a}{-b}\)  và  \(\dfrac{-a}{b}\)                                         

b) \(\dfrac{-a}{-b}\)  và  \(\dfrac{a}{b}\) . 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a. d = b . c\)

Lời giải chi tiết

a) Ta có: \(\dfrac{a}{-b}=\dfrac{-a}{b}\) vì \(a.b = (-b).(-a).\) 

Bài 9 trang 9 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Áp dụng kết quả của bài 8, hãy viết mỗi phân số sau đây thành một  phân số bằng nó và có mẫu số dương:

                         \(\dfrac{3}{-4}; \dfrac{-5}{-7};\dfrac{2}{-9};\dfrac{-11}{-10}\). 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại kết quả bài 8

Chú ý: Khi ta đổi dấu cả tử và mẫu của một phân số cho trước thì ta được phân số mới bằng phân số đã cho.

Lời giải chi tiết

Bài 10 trang 9 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Từ đẳng thức \(2 . 3 = 1 . 6\) ta có thể lập được các cặp phân số bằng nhau như sau:

\(\dfrac{2}{6}=\dfrac{1}{3};\dfrac{2}{1}=\dfrac{6}{3};\dfrac{3}{6}=\dfrac{1}{2};\dfrac{3}{1}=\dfrac{6}{2}\) \(\dfrac{3.4}{3.6}=\dfrac{6.2}{3.6}\).

Hãy lập các phân số bằng nhau từ đẳng thức \(3 . 4 = 6 . 2.\) 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai phân số \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\) khi và chỉ khi \(a.d=b.c\) 

Nghĩa là từ \(a.d=b.c\) ta lập thành hai phân số bằng nhau thì phải đảm bảo tích chéo bằng nhau.


Giải các môn học khác

Bình luận