Bài 8. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số

Lý thuyết và bài tập cho Bài 8. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số, Phần số học, chương 3, tập 2, Toán 6

Các tính chất: Tương tự như phép cộng số nguyên, phép cộng phân số có các tính chất cơ bản sau đây:

a) nh chất giao hoán: \(\dfrac{a}{b}+\dfrac{c}{d}=\dfrac{c}{d}+\dfrac{b}{a}.\)

b) Tính chất kết hợp: \(\left (\dfrac{a}{b}+\dfrac{c}{d} \right )+ \dfrac{p}{q}=\dfrac{a}{b}+\left (\dfrac{c}{d}+\dfrac{p}{q} \right ).\)

c) Cộng với số 0: \(\dfrac{a}{b}+0=0+\dfrac{a}{b}=\dfrac{a}{b}.\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi Bài 8 trang 27 Toán 6 Tập 2

Đề bài

Phép cộng số nguyên có những tính chất gì ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại tính chất của phép cộng số nguyên

Lời giải chi tiết

Phép cộng số nguyên có tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất cộng với số 0, tính chất cộng với số đối.

Câu hỏi Bài 8 trang 28 Toán 6 Tập 2

Đề bài

Tính nhanh:

\(\eqalign{& B = {{ - 2} \over {17}} + {{15} \over {23}} + {{ - 15} \over {17}} + {4 \over {19}} + {8 \over {23}}  \cr & C = {{ - 1} \over 2} + {3 \over {21}} + {{ - 2} \over 6} + {{ - 5} \over {30}} \cr} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng tính chất giao hoãn, tính chất kết hợp, tính chất cộng với số 0 để tính toán hợp lý.

Lời giải chi tiết

Bài 47 trang 28 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Tính nhanh.

a) \(\dfrac{-3}{7}+\dfrac{5}{13}+\dfrac{-4}{7}\) ; 

b) \(\dfrac{-5}{21}+\dfrac{-2}{21}+\dfrac{8}{24}\) .

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Khi cộng nhiều phân số ta có thể đổi chỗ hoặc nhóm các phân số lại theo bất cứ cách nào ta muốn.

Lời giải chi tiết

a) \(\dfrac{{ - 3}}{7} + \dfrac{5}{{13}} + \dfrac{{ - 4}}{7} \)

\(=  \left( \dfrac{{ - 3}}{7} + \dfrac{{ - 4}}{7} \right)+ \dfrac{5}{{13}}\)

\(= \dfrac{{ - 7}}{7} + \dfrac{5}{{13}} =  - 1 + \dfrac{5}{{13}}\)

Bài 48 trang 28 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Đố : Cắt một tấm bìa hình tròn bán kính 2,5cm thành 4 phần không bằng nhau như hình 8.

Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ghép các phần sao cho tổng của chúng bằng phân số cần tìm.

Lời giải chi tiết

Ghép các miếng bìa như sau:

a) Ta đặt hai miếng bìa \(\dfrac{1}{12}\) và \(\dfrac{2}{12}\) cạnh nhau để được \(\dfrac{1}{4}\) hình tròn.

Bài 49 trang 29 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Hùng đi xe đạp, 10 phút đầu đi được \(\dfrac{1}{3}\) quãng đường, 10 phút thứ hai đi được \(\dfrac{1}{4}\) quãng đường, 10 phút cuối cùng đi được \(\dfrac{2}{9}\) quãng đường. Hỏi sau 30 phút Hùng đi được bao nhiêu phần quãng đường ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cộng các phân số với nhau ta sẽ ra được số phần quãng đường.

Lời giải chi tiết

Sau 30 phút Hùng đi được số phần quãng đường là:

Bài 50 trang 29 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Điền số thích hợp vào ô trống ở bảng dưới:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thực hiện phép tính cộng theo từng hàng và từng cột.

Lời giải chi tiết

Cụ thể, ta có: 

Bài 51 trang 29 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Tìm năm cách chọn ba trong bảy số sau đây để khi cộng lại được tổng là 0:

       \(\dfrac{-1}{6},\dfrac{-1}{3},\dfrac{-1}{2},0, \dfrac{1}{2},\dfrac{1}{3};\dfrac{1}{6}.\)

Ví dụ. \(\dfrac{-1}{2}+\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{6}=0.\) 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chọn ra các phân số mà có tổng là 0.

Lưu ý rằng: Phân số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó.

Lời giải chi tiết

Cách 1:  \(\dfrac{-1}{6}+0+\dfrac{1}{6}=0\) 

Cách 2:  \(\dfrac{-1}{3}+0+\dfrac{1}{3}=0\) 

Bài 52 trang 29 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Điền số thích hợp vào ô trống: 

a

 \(\displaystyle {6 \over {27}}\)

 

 \(\displaystyle {3 \over 5}\)

 \(\displaystyle {5 \over {14}}\)

 \(\displaystyle {4 \over 3}\)

Bài 53 trang 30 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

“Xây trường”

Em hãy “xây bức tường” ở hình 9 này bằng cách điền các phân số thích hợp vào các “viên gạch” theo quy tắc sau:

a = b + c (h.10).

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Muốn cộng hai phân số cùng mẫu dương ta cộng các tử số và giữ nguyên mẫu số

+ Hai phân số đối nhau có tổng bằng 0.

Lời giải chi tiết

Bài 54 trang 30 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Trong vở bài tập của bạn An có bài làm sau:

a) \( \displaystyle {{ - 3} \over 5} + {1 \over 5} = {4 \over 5}\)  

b) \( \displaystyle {{ - 10} \over {13}} + {{ - 2} \over {13}} = {{ - 12} \over {13}}\)

c) \( \displaystyle {2 \over 3} + {{ - 1} \over 6} = {4 \over 6} + {{ - 1} \over 6} = {3 \over 6} = {1 \over 2}\)

d) \( \displaystyle {{ - 2} \over 3} + {2 \over { - 5}} = {{ - 2} \over 3} + {{ - 2} \over 5} \)\( \displaystyle = {{ - 10} \over {15}} + {{ - 6} \over {15}} = {{ - 4} \over {15}}\)

Bài 55 trang 30 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Điền số thích hợp vào ô trống. Chú ý rút gọn kết quả (nếu có thể):

+

 \( \displaystyle {{ - 1} \over 2}\)

 \( \displaystyle {5 \over 9}\)

 \( \displaystyle {1 \over {36}}\)

 \( \displaystyle {{ - 11} \over {18}}\)

Bài 56 trang 31 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Tính nhanh giá trị của các biểu thức sau:

\( \displaystyle A = {{ - 5} \over {11}} + \left( {{{ - 6} \over {11}} + 1} \right)\)

\( \displaystyle B = {2 \over 3} + \left( {{5 \over 7} + {{ - 2} \over 3}} \right)\)

\( \displaystyle C = \left( {{{ - 1} \over 4} + {5 \over 8}} \right) + {{ - 3} \over 8}\) 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phá ngoặc sau đó ta nhóm các phân số đối nhau hoặc cùng mẫu lại với nhau.

Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu dương ta cộng các tử số và giữ nguyên mẫu số. 

Bài 57 trang 31 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Trong các câu sau đây, hãy chọn một câu đúng:

Muốn cộng hai phân số \( \displaystyle {{ - 3} \over 4}\) và \( \displaystyle {4 \over 5}\) ta làm như sau:

a) Cộng tử với tử, cộng mẫu với mẫu.

b) Nhận mẫu của phân số \( \displaystyle {{ - 3} \over 4}\) với 5, nhân mẫu của phân số \( \displaystyle {4 \over 5}\) với 4 rồi cộng hai tử lại.

c) Nhân cả tử lẫn mẫu của phân số \( \displaystyle {{ - 3} \over 4}\) với 5, nhân cả tử lẫn mẫu của phân số \( \displaystyle {4 \over 5}\) với 4 rồi cộng hai tử mới lại , giữ nguyên mẫu chung.


Giải các môn học khác

Bình luận