Tổng kết và ôn tập phần II - Công nghệ 8

Xemloigiai.net hướng dẫn giải các câu hỏi và bài tập bài Tổng kết và ôn tập phần II , SGK Công nghệ 8.
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 110 SGK Công Nghệ 8

Đề bài

Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố nào ?

Lời giải chi tiết

Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố sau:

- Tính chất cơ học của vật liệu (độ cứng, độ dẻo, độ bền ...) phải chịu được tác động của các loại tải trọng.

+ Độ cứng: Là khả năng của vật liệu chống lại biến dạng dẻo khi có ngoại lực tác dụng.

+ Độ dẻo: Vật liệu có độ dãn dài sau khi kéo càng lớn thì vật liệu đó có độ dẻo tốt.

Câu 2 trang 110 SGK Công Nghệ 8

Đề bài

Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết và phân biệt các vật liệu kim loại ? 

Lời giải chi tiết

- Màu sắc, ví dụ: Nhôm nguyên chất sau khi luyện có màu sáng trắng, đồng nguyên chất có màu đỏ, đồng thau màu vàng.

- Mặt gãy của vật liệu, ví dụ:

+ Gang trắng: Mặt gãy của nó có màu sáng trắng.

+ Gang xám: Mặt gãy của nó có màu xám.

- Khối lượng riêng, ví dụ:

+ Đồng: Khối lượng riêng ở 20°c  8.94g/cm3

+ Nhôm: Khối lượng riêng            2,7g/cm3

Câu 3 trang 110 SGK Công Nghệ 8

Đề bài

Nêu phạm vi và ứng dụng của các phương pháp gia công kim loại ?

Lời giải chi tiết

- Cắt kim loại bằng cưa tay: nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh, ...

- Đục kim loại sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0.5 mm.

- Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.

- Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ có sẵn.

Câu 4 trang 110 SGK Công Nghệ 8

Đề bài

Lập sơ đồ phân loại các mối ghép, khớp nối. Lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho mỗi loại ? 

Lời giải chi tiết

* Sơ đồ phân loại mối ghép : 

* Ví dụ minh hoạ:

- Mối ghép cố định:

+ Mối ghép tháo được: vít, ren, then, ...

+ Mối ghép không tháo được: đinh tán, hàn, ...

- Mối ghép động:

+ Khớp tịnh tiến: cái bơm, xi-lanh, pít-tông, ...

+ Khớp quay: bàn đạp, trục, cổ xe, ...

Câu 5 trang 110 SGK Công Nghệ 8

Đề bài

Tại sao trong máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động ? 

Lời giải chi tiết

- Cần phải truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Do đó, cơ cấu truyền chuyển động có nhiệm vụ truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy. 

Câu 6 trang 110 SGK Công Nghệ 8

Đề bài

Cần truyền chuyển động quay từ trục 1 với tốc độ N1( Vòng/phút) tới trục 3 với tốc độ N3 < N1 hãy:

- Chọn phương án và biểu diễn cơ cấu chuyển động

- Nêu ứng dụng của cơ cấu này trong thực tế

Lời giải chi tiết

- Chọn phương án: Cơ cấu truyền động trên là truyền động giảm tốc vì:

Z< Z3 => Z1/Z< 1 => n3/n< 1 => n< n1


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. VẼ KỸ THUẬT

CHƯƠNG I. BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC

CHƯƠNG II. BẢN VẼ KỸ THUẬT

PHẦN HAI. CƠ KHÍ

CHƯƠNG III. GIA CÔNG CƠ KHÍ

CHƯƠNG IV. CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP

CHƯƠNG V. TRUYỀN VÀ BIỂN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

PHẦN BA. KỸ THUẬT ĐIỆN

CHƯƠNG VI. AN TOÀN ĐIỆN

CHƯƠNG VII. ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH

CHƯƠNG VIII. MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ