Bài 9. Các dân tộc, sự phân bố dân cư

Lý thuyết và bài tập bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư, Địa lí 5
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 84 sách giáo khoa Địa lí 5

Đề bài:

Hãy kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta.

Trả lời:

Các dân tộc ít người ở nước ta: Tày, Mông, Nùng, Thái, Mường, Tà –ôi, Gia Lai, Ê đê…

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 84 sách giáo khoa Địa lí 5

Đề bài:

Qua bảng số liệu sau đây, nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới và một số nước ở châu Á. 

Trả lời:

Mật độ dân số nước ta cao hơn so với mật độ dân số thế giới và một số nước ở châu Á là:

Mật độ dân số nước ta (249 người/km2, năm 2004) cao hơn Thế giới 5 lần, gần gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 lần Cam-pu-chia, gấp 10 lần mật độ dân số Lào.

Câu hỏi thảo luận trang 86 sách giáo khoa Địa lí 5

Đề bài:

Quan sát lược đồ mật độ dân số, cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào?

Trả lời:

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng:

– Vùng đông đúc: Chủ yếu ở các đồng bằng, như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, dải đồng bằng duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ.

Bài 1 trang 86 sách giáo khoa Địa lí 5

Đề bài:

Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?

Trả lời:

- Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) có dân số đông nhất, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng.

- Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.

Bài 2 trang 86 sách giáo khoa Địa lí 5

Đề bài:

Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì? 

Trả lời:

Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:

- Giữa đồng bằng ven biển với trung du, miền núi:

+ Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển (chiếm 75% dân số), đất chật người đông, thừa lao động

+ Vùng núi, nhiều tài nguyên nhưng lại thưa dân và thiếu lao động. 

- Giữa thành thị với nông thôn: Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, phần lớn làm nghề nông. Chỉ có khoảng 1/4 dân số sống ở thành thị.


Giải các môn học khác

Bình luận