Bài 3. Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

Lý thuyết và bài tập cho Bài 3. Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, Lịch sử 4
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 3 trang 18

Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, cuộc sống của dân ta cực nhục như thế nào ?

Trả lời:

Bọn quan lại đô hộ bắt dân ta phải lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng.

Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán. Hòng đồng hóa nhân dân ta trở thành người Hán.

Bài 1 trang 18 SGK Lịch sử 4

Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì ?

Trả lời:

Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán.

Bắt nhân dân ta cống nạp những sản vật quý, chúng áp bức, bóc lột đày ải ép dân ta khuất phục

Bài 2 trang 18 SGK Lịch sử 4

Nhân dân ta đã phản ứng ra sao ?

Trả lời:

Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn gìn giữ được các phong tục truyền thống vốn có như ăn trầu, nhuộm răng, mở các lễ hội mùa xuân với những cuộc đua thuyền, đánh vật và hát những làn điệu dân ca. Đồng thời, dân ta cũng biết tiếp thu nghề làm giấy, làm đồ thuỷ tinh, làm đồ trang sức bằng vàng, bạc,... của người dân phương Bắc.

Không cam chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thống trị, nhân dân ta liên tục nổi dậy, đánh đuổi quân đô hộ

Bài 3 trang 18 SGK Lịch sử 4

Em hãy kẻ và điền vào bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

Trả lời:

Các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc


Giải các môn học khác

Bình luận

BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP

BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN

NƯỚC ĐẠI VIỆT BUỔI ĐẦU THỜI HẬU LÊ ( Thế kỉ XV)

NƯỚC ĐẠI VIỆT THẾ KỈ XVI - XVIII

BUỔI ĐẦU THỜI NGUYỄN