Bài 19+ 20. Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

Lý thuyết và bài tập cho Bài 19+ 20. Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI), phần 2, chương 3, Lịch sử 6

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

- Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam Quốc).

- Phương Bắc vẫn đặt nước ta là một châu thuộc Trung Quốc.

- Cử người Hán làm quan đến tận cấp huyện - Huyện lệnh.

- Các chính sách khác:

+ Bắt nhân dân phản nộp nhiều loại thuế (muối, sắt).

+ Lao dịch, binh dịch.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 53 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận nào của châu Giao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết

Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam thuộc châu Giao.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 53 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 53 để nhận xét, đánh giá. 

Lời giải chi tiết

- Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện.

⟹ Nhà Hán đã bắt đầu tăng cường sự cai trị đến tận địa phương.

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 53 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 53 để đưa ra nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

Chính sách bóc lột của bọn đô hộ vô cùng tham lam, tàn bạo bằng các loại thuế và cống nạp. Cống nạp thể hiện ở hai khía cạnh: vơ vét cùng kiệt các sản vật quý hiếm và những người thợ giỏi.

Câu hỏi thảo luận số 4 trang 53 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 53 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Nhà Hán vẫn tiếp tục đưa người Hán sang ở nước ta vì chúng vẫn muốn thực hiện âm mưu đồng hóa nhân dân ta.

Câu hỏi thảo luận số 5 trang 53 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 53 để lí giải. 

Lời giải chi tiết

Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì muốn:

- Kìm hãm sản xuất.

- Hạn chế nhân dân sản xuất vũ khí để chống lại chúng. 

Câu hỏi thảo luận trang 54 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Em hãy cho biết những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 54 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển bao gồm:

- Nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển, các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao rồi đồ dùng khác được sử dụng phổ biến.

- Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Bài tập 1 trang 54 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 52, 53 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có sự thay đổi:

- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).

Bài tập 2 trang 54 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 53, 54 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp các thế kỉ I - VI:

- Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.

- Biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Bài tập 3 trang 54 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Hãy trình bày những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong thời kì này.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 54 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta:

* Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền phát triển

- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 55 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì về sự biến chuyển xã hội ở nước ta?

THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC

THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ

Vua

Quan lại đô hộ

Quý tộc

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 55 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Theo em, việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 55 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích:

- Đào tạo một tầng lớp người Việt phục vụ cho chính quyền đô hộ.

- Tuyên truyền luật lệ, phong tục tập quán của người Hán nhằm đồng hoá dân ta về mọi mặt, vĩnh viễn xâm chiếm nước ta.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 56 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 56 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 56 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Lời tâu của Tiết Tổng nói lên điều gì?

" Giao Chỉ … đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị.”

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 56 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Lời tâu của Tiết Tổng muốn nói: do chính sách thống trị dã man, tàn bạo của chính quyền đô hộ, nhân dân ta căm thù quân đô hộ, không cam chịu áp bức, bóc lột đã nổi dậy ở nhiều nơi. Chính quyền phương Bắc khó cai trị.

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 56 SGK Lịch sử 6

Đề bài

“Có người khuyên bà lấy chồng, bà khảng khái đáp: “Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”.

Qua câu nói này, em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 56 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Qua câu nói trên có thể thấy:

Câu hỏi thảo luận số 4 trang 56 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 56 để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

- Quy mô: rộng lớn, toàn thể Giao Châu.

- Lãnh đạo: Bà Triệu, xuất thân từ tầng lớp trên trong xã hội, một hào trưởng lớn.

- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.

Bài tập 1 trang 57 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I - VI là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 55 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Trong các thế kỉ I - VI, văn hóa nước ta có những nét mới:

- Các trường dạy chữ Hán được mở tại các quận.

- Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán được du nhập vào nước ta.

Bài tập 2 trang 57 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 56, 57 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.


Giải các môn học khác

Bình luận

MỞ ĐẦU - LỊCH SỬ 6

PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X

CHƯƠNG I. BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA

CHƯƠNG II. THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC

CHƯƠNG III. THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

CHƯƠNG IV. BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1

Đề kiểm tra 45 phút phần 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 6