Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Lý thuyết và bài tập cho Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, Chương 1, Phần 1, Lịch sử 8

I. Nước Pháp trước cách mạng

1. Tình hình kinh tế

- Về nông nghiệp: công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.

- Công, thương nghiệp: phát triển.

+ Máy móc được sử dụng trong sản xuất.

+ Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời.

+ Các hải cảng lớn như Mác-xây, Boóc-đô... tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo. đồ thủy tinh...) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, châu Mĩ.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 11 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 10, 11 để trả lời

Lời giải chi tiết

Xã hội Pháp trước cách mạng chia làm 3 đẳng cấp:

- Hai đẳng cấp đầu: Tăng lữ, Quý tộc. Chiếm số ít trong cư dân, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi và không phải đóng thuế.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 11 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh của người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát hình ảnh, kết hợp sgk, suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng tư sản:

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 11 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Dựa vào những đoạn trích ngắn dưới đây, em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

"Tự do về chính trị của công dân thể hiện ở chỗ: công dân đó không phải lo sợ, ngược lại luôn cảm thấy an toàn. Để có tự dochính trị, chính phủ phải được tổchức để không một ai có thể đe dọa người khác"

(Tinh thần pháp luật)

“ Hãy đập tan toàn nhà của sự dối trá!..”

“ Xéo nát bọn đê tiện”

(Những lá thư triết học)

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 12 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm sau:

- Kinh tế ngày càng suy yếu:

+ Số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được (đến năm 1789 lên tới 5 tỉ livrơ).

+ Nhà vua thu nhiều thứ thuế.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 12 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Vì sao cách mạng nổ ra?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Cách mạng nổ ra, vì:

- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 13 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Những nguyên nhân nào dẫn tới Cách mạng tư sản Pháp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Nguyên nhân sâu xa:

- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 13 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12 để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết

Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển. Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 13 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

- Bất bình trước hành động của nhà vua, ngày 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến.

Câu hỏi thảo luận số 4 trang 13 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Qua những điều dưới đây, em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”?

Cuối tháng 8 - 1789. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu khẩu hiệu nổi tiếng : “Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

Nội dung Tuyên ngôn có một số điều sau :

Điều 1 Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng...

Điều 2 : . (được hưởng) quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức.

Câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Nhân dân pháp đã hành động như thế nào khi "Tổ quốc lâm nguy"? Kết quả ra sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 14 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Hành động của nhân dân Pháp:

- Trước tình hình "Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10 - 8 - 1792, nhân dân Pa-ri cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.

* Kết quả:

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 15 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792 - 1793?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 14 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Từ ngày 10-8-1792 đến ngày 2-6-1793 (Bước đầu của nền cộng hòa)

- Ngày 10-8-1792, Khởi nghĩa của nhân dân Pari lật đổ nền quân chủ lập hiến, chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương được gọi là phái Girôngđanh.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 15 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Vì sao nhân dân Pa-ri phải lật đổ phái Gi-rông-đanh?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 14, 15 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

- Mặc dù phái Gi-rông-đanh ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhưng cuộc sống của nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện: ruộng đất được bán cho nông dân với giá cao nên họ không có khả năng mua, công nhân vẫn đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Câu hỏi thảo luận trang 16 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Nêu một vài phẩm chất tốt đẹp của Rô-be-spie?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 16 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Một vài phẩm chất tốt đẹp của Rô-be-spie:

- Rô-be-spie là luật sư trẻ tuổi có tài hùng biện

- Ông luôn tích cực bảo vệ quyền lợi của nhân dân.

- Ông là con người tính tình cương trực, một lòng trung thành. Vì vậy, ông nổi tiếng là “Con người không thể mua chuộc”.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 17 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia-cô-banh?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 16 để nhận xét, đánh giá. 

Lời giải chi tiết

* Các biện pháp của phái Gia-cô-banh:

- Giải quyết vấn đề ruộng đất - đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân, qua đó động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 17 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 17 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

- Do nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước nên tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie để xử tử (27 - 7 - 1794).

- Sau đảo chính, Uỷ ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 17 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Dựa vào đoạn trích trên, em hãy nêu nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 9, 17 để nhận xét, đánh giá. 

Lời giải chi tiết

Nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII:

* Tích cực:

Bài tập 1 trang 17 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Lập niên biểu những sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12-17 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Niên biểu những sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:

Thời gian

Sự kiện

14 - 7 - 1789

Bài tập 2 trang 17 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Vai trò của nhân dân trong Cách Mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12-17 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đại tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua 3 sự kiện tiêu biểu của ba giai đoạn:

Bài tập 3 trang 17 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12-17 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti.

+ Tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

Bài tập 4 trang 17 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 17 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Đối với nước Pháp:

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.


Giải các môn học khác

Bình luận

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Chương I. THỜI XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)

Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

Chương III. CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX

Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Chương I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ

Chương II. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

Chương III. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

Chương V. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

Chương I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XĨ

Chương II. XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất