Bài 33. Hạt và các bộ phận của hạt

Lý thuyết và bài tập cho Bài 33. Hạt và các bộ phận của hạt, Chương 7, Sinh lớp 6

Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Phôi của hạt gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.

Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm (với những hạt không có phôi nhũ).

Cây hai lá mầm phôỉ của hạt có hai lá mầm, cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 108 SGK Sinh học 6

Đề bài

- Lấy một hạt đỗ đen đã ngâm nước một ngày, dùng dao bóc vỏ đen sau đó tách đôi 2 mảnh hạt. Dùng kính lúp quan sát.

- Hãy tìm các bộ phận của hạt như đã ghi ở H33.1.

- Lấy một hạt ngô trên bông ẩm từ 3 – 4 ngày (cho phần phôi của hạt trương lên để có thể quan sát dễ dàng). Bóc lớp vỏ của hạt rồi dùng kính lúp để quan sát.

- Hãy tìm các bộ phận của hạt ngô như đã ghi ở H33.2.

Câu hỏi thảo luận trang 109 SGK Sinh học 6

Đề bài

Nhìn vào bảng trên chỉ ra những điểm khác nhau và giống nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lý thuyết Hạt và các bộ phận của hạt

Lời giải chi tiết

- Giống:

+ Đều được bao bọc bởi lớp vỏ

+ Phôi đều gồm: Lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm

- Khác nhau:

+ Phôi của hạt ngô có 1 lá mầm.

+ Phôi của hạt đỗ có 2 lá mầm.

+ Chất dinh dưỡng ở hạt đỗ nằm trong lá mầm, còn ở hạt ngô nằm trong nội nhũ.

Bài 1 trang 109 SGK Sinh học 6

Đề bài

Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lý thuyết Hạt và các bộ phận của hạt

Lời giải chi tiết

Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm.

Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là:

Bài 2 trang 109 SGK Sinh học 6

Đề bài

Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hạt to là những hạt dự trữ được nhiều chất dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.

Bài 3 trang 109 SGK Sinh học 6

Đề bài

Sau khi học xong bài này có bạn nói rằng : hạt lạc gồm có ba phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lạc là hạt 2 lá mầm

Lời giải chi tiết

Câu nói trên của bạn là không chính xác. Vì hạt lạc gồm có hai phần là vỏ (bao bọc và bảo vệ phôi) và phôi (phôi gồm lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm). Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt lạc nằm trong lá mầm.

Bài tập 1 trang 109 SGK Sinh học 6

Đề bài

Có thể dùng những cách nào để xác định các hạt nhãn, mít là hạt của cây Hai lá mầm ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cây hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm

Lời giải chi tiết

Có 2 cách xác định hạt nhãn, hạt mít là hạt cây Hai lá mầm. Đó là

- Bóc tách hạt tìm bộ phận phôi của hạt để quan sát được 2 lá mầm của phôi.

- Gieo cho hạt nảy mầm để có thể quan sát được số lá mầm ở cây mầm.


Giải các môn học khác

Bình luận

MỞ ĐẦU SINH HỌC

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT

CHƯƠNG I. TẾ BÀO THỰC VẬT

CHƯƠNG II. RỄ

CHƯƠNG III. THÂN

CHƯƠNG IV. LÁ

CHƯƠNG V. SINH SẢN SINH DƯỠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 6

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VI. HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH

CHƯƠNG VII. QUẢ VÀ HẠT

CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT

CHƯƠNG IX. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT

CHƯƠNG X. VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 6

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất