Bài 51. Nấm (tiếp theo)

Lý thuyết và bài tập cho Bài 51. Nấm (tiếp theo), Chương 10, Sinh lớp 6

Nấm là những cơ thể dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh). Ngoài thức ăn là các chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.

Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Bên cạnh những nấm có ích cũng có nhiêu nấm có hại.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 168 SGK Sinh học 6

Đề bài

 Trao đổi thảo luận nhóm:

- Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước?

- Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị mốc?

- Tại sao ở trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lý thuyết Nấm

Lời giải chi tiết

- Vì đó là môi trường thuận lợi giàu chất hữu cơ, nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng, ẩm nên mốc có thể phát triển được.

Bài 1 trang 170 SGK Sinh học 6

Đề bài

Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Tại sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lý thuyết Nấm

Lời giải chi tiết

Phần lớn nấm là sinh vật dị dưỡng (lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật khác) bằng cách kí sinh, cộng sinh hoặc hoại sinh.

Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).

Vì nấm không có diệp lục nên không thể tự tổng hợp được chất hữu cơ => nấm bắt buộc phải lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật khác. 

Bài 2 trang 170 SGK Sinh học 6

Đề bài

Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lý thuyết Nấm

Lời giải chi tiết

Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Chúng giúp phân giải chất hữu cơ (xác động thực vật) thành chất vô cơ, vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ mới. Nấm hoại sinh đóng góp tích cực trong chu trình tuần hoàn của vật chất trong tự nhiên.

Bài 3 trang 170 SGK Sinh học 6

Đề bài

Kể một số nấm có lợi và một số nấm có hại cho người?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lý thuyết Nấm

Lời giải chi tiết

- Nấm có lợi: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi. nấm rơm, mộc nhĩ...

- Nấm có hại: nấm gây bệnh ở bắp ngô, nấm gây bệnh ở lá và củ khoai tây, nấm kí sinh trên lúa, nấm độc đỏ, nấm độc đen gây ngộ độc thực phẩm, nấm kí sinh trên người (hắc lào, nấm da đầu), nấm mốc làm hỏng thực phẩm...

Bài 4 trang 170 SGK Sinh học 6

Đề bài

Hãy tìm trong vườn trường hoặc vườn nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lý thuyết Nấm

Lời giải chi tiết

Các em có thể quan sát cây trong vườn (kể cả cây cảnh, cây rau) hoặc cây trên đồng ruộng để tìm những cây có bệnh do nấm. Qua đó rút ra nhận xét: nấm thường bị bệnh ở bộ phận nào, khả năng phát triển của cây bệnh so với cây không bị bệnh để thấy được tác hại do nấm gây ra đối với cây trồng.


Giải các môn học khác

Bình luận

MỞ ĐẦU SINH HỌC

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT

CHƯƠNG I. TẾ BÀO THỰC VẬT

CHƯƠNG II. RỄ

CHƯƠNG III. THÂN

CHƯƠNG IV. LÁ

CHƯƠNG V. SINH SẢN SINH DƯỠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 6

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VI. HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH

CHƯƠNG VII. QUẢ VÀ HẠT

CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT

CHƯƠNG IX. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT

CHƯƠNG X. VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 6

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất