Bài 9: Đề phòng bệnh giun

Lý thuyết và bài tập cho Bài 9: Đề phòng bệnh giun, Phần 1, Tự nhiên & Xã hội 2

Lí thuyết

- Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột. Giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể con người để sống. Người bị nhiễm giun hay gầy, xanh xao, mệt mỏi và thiếu máu, có thể dẫn đến tử vong.

- Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu đi vệ sinh không đúng chỗ hoặc nhà vệ sinh không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu vào thức ăn, làm người bị nhiễm giun.

- Để đề phòng bệnh giun, cần:

Bài Tập / Bài Soạn: 

Hoạt động 1 trang 20 sgk Tự nhiên và Xã hội 2

Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người?

Trả lời:

Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột.

Hoạt động 2 trang 20 sgk Tự nhiên và Xã hội 2

Chỉ và nói trứng giun vào cơ thể người bằng cách nào?

Trả lời:

Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu đi vệ sinh không đúng chỗ hoặc nhà vệ sinh không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu vào thức ăn, làm người bị nhiễm giun.

Hoạt động 3 trang 20 sgk Tự nhiên và Xã hội 2

Bệnh giun gây ra những tác hại gì cho cơ thể?

Trả lời:

Người bị bệnh giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quá nhiều gây tắc ruột, tắc ống mật... dẫn đến chết người.

Hoạt động 4 trang 20 sgk Tự nhiên và Xã hội 2

Làm thế nào để phòng bệnh giun?

Trả lời:

Để đề phòng bệnh giun, cần:

- Giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, uống chín, không để ruồi đậu vào thức ăn.

- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, cắt ngắn móng tay.

- Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho hoa màu,... không đại tiện bừa bãi.


Giải các môn học khác

Bình luận