Đề thi thử THPT quốc gia lần 22 có đáp án - Môn Ngữ Văn - Năm 2017

Xem lời giải chi tiết cho đề thi thử THPT quốc gia lần 22 môn Ngữ Văn năm 2017

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, có ma quỷ, Thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cho cháu hơn là cho linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ. Ðâu đâu cũng có đền thờ những người có công đức – chủ yếu là có công chống ngoại xâm – nhưng không một anh hùng xuất chúng, một võ sĩ cao cường nào được lưu danh. Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.”

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?

Câu 2. Nêu vắn tắt nội dung của đoạn trích?

Câu 3. Anh/chị thế nào về nhận định “Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.”

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II.  LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ thể hiện suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được.”

Câu 2 (5,0 điểm)

Về hình tượng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “ Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “ Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

------------------------- Hết -------------------------

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận/nghị luận

Câu 2. Nội dung đoạn trích: đặc điểm văn hóa người Việt Nam ở các phương diện tôn giáo, ý thức sở hữu, mong muốn, niềm yêu chuộng, và xu thế hòa nhập.

Câu 3. Người Việt Nam luôn giữ mình, giữ sự chừng mực đối với việc tiếp nhận cái khác mình, cái mới; luôn chú ý đến sự vừa phải, phù hợp với bản thân.

Câu 4. Học sinh nêu được thông điệp có ý nghĩa với bản thân và lí giải phù hợp cho sự lựa chọn của mình.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2, 0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn đảm bảo kết cấu của một đoạn văn thông thường. Có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

* Yêu cầu về nội dung:

- Giải thích được ý kiến: chỉ ra quan niệm, ý thức về sở hữu vật chất của người Việt Nam là không tham lam, giành giật.

- Nêu quan niệm của người Việt về việc sở hữu của cải vật chất hiện nay.

  • Một bộ phận lớn thanh niên hiện nay vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp theo quan niệm này: không tham lam, giành giật của chung, của tập thể làm của riêng cho mình. Nhiều người còn mang của cải của mình đi làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Tuy nhiên một bộ phận lại chỉ lo trục lợi, tham nhũng, vơ vét của công để làm giàu bất chính.

- Rút ra bài học hành động: thanh niên ngày nay phải biết cống hiến, biết sống vì người khác, không tham lam, giành giật, biết chăm lo đến những người thiệt thòi, thiếu may mắn.

Câu 2 (5,0 điểm)

Dàn ý chi tiết

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho hồ thơ của Quang Dũng và thơ ca kháng chiến chống Pháp, tác phẩm khắc họa thành công về hình tượng người lính Tây Tiến

b. Giải thích

- “ Dáng dấp tráng sĩ thuở trước”: là nói đến nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại về hình tượng người lính

- “ Dáng vẻ của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp”: muốn nói đến người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp

==> Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính tây Tiến: Ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại

c. Phân tích, chứng minh

-  Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp tráng sĩ thuở trước: Người lính hiện lên với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt đầy hào khí, tinh thần chiến đấu kiêu dũng, xả thân, thái độ ngang tàng ngạo nghễ, họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng

  •  Hình tương người lính đặt trong không gian bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh đầy gian khổ, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ…

- Người lính Tây Tiến mang dáng vẻ của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp

  • Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc
  • Đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung tinh nghịch, lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình: dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình yêu đôi lứa.

Bình luận