-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 1 trang 148 SGK Đại số 10
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 1 trang 148 SGK Đại số 10
Có cung \(α\) nào mà \(\sinα\) nhận các giá trị tương ứng sau đây không?
a
\(-0,7\);
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: \( - 1 \le \sin \alpha \le 1.\)
Lời giải chi tiết:
Với mọi góc \(\alpha\) đều thỏa mãn \( - 1 \le \sin \alpha \le 1.\)
Vì \(-1 < -0,7 < 1\) nên có cung \(α\) mà \(\sin α = -0,7.\)
Cách dựng:
Trên trục tung xác định điểm K sao cho \(\overline {OK} = - 0,7\)
Từ K kẻ đường thẳng vuông góc với trục tung cắt đường tròn lượng giác tại hai điểm \(M_1\) và \(M_2\).
Khi đó với \(\alpha = sdA{M_1}\) hoặc \(\alpha = sdA{M_2}\) thì theo định nghĩa \(\sin \alpha = \overline {OK} = - 0,7\)
b
\( \dfrac{4}{3}\)
Lời giải chi tiết:
Với mọi góc \(\alpha\) đều thỏa mãn \( - 1 \le \sin \alpha \le 1.\)
Vì \( \dfrac{4}{3}> 1\) nên không có cung \(α\) có \(\sin\) nhận giá trị \( \dfrac{4}{3}.\)
c
\(-\sqrt2\);
Lời giải chi tiết:
Với mọi góc \(\alpha\) đều thỏa mãn \( - 1 \le \sin \alpha \le 1.\)
Vì \(-\sqrt2 < -1\) nên không có cung \(α\) thỏa mãn.
d
\( \dfrac{\sqrt{5}}{2}\)
Lời giải chi tiết:
Với mọi góc \(\alpha\) đều thỏa mãn \( - 1 \le \sin \alpha \le 1.\)
Vì \( \dfrac{\sqrt{5}}{2} > 1\) nên không có cung \(α\) thỏa mãn.