Câu 5 trang 84 SGK Ngữ văn 10, tập 1


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn siêu ngắn cho câu 5 trang 84 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Khi nói đến tình nghĩa con người, ca dao sử dụng hình ảnh muối gừng vì đây là những gia vị quen thuộc, dân dã trong bữa ăn đời thường hoặc là vị thuốc đơn sơ gắn bó với người bình dân lúc những lúc đau ốm.

- Ca dao sử dụng những hình ảnh này nói đến tinh thần đồng cam cộng khổ, sự gắn bó cả trong cuộc sống và nhất là những lúc khó khăn, đau yếu.

- Ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao:

+ Biểu tượng gừng cay, muối mặn trong bài ca dao dành cho tình nghĩa thủy chung của vợ chồng, bởi họ phải trải qua gian khó, thử thách mới thấy rõ tình nghĩa của nhau -> nghĩa tình bền vững, dài lâu như vị mặn, vị cay của gừng muối.

+ Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối để đi đến khẳng định Có xa nhau…mới xa (100 năm - một đời người), câu ca dao cuối cùng kéo dài nhấn mạnh nghĩa vợ tình chồng còn mãi, họ sẽ không bao giờ xa cách nhau.

- Bài ca dao khác dùng hình ảnh muối – gừng: Tay nâng chén muối đĩa gừng/Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.


Bình luận