Luyện tập về phép đối câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2)


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn siêu ngắn cho luyện tập về phép đối câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. Ở ngữ liệu (1), (2), cách sắp xếp từ ngữ đặc biệt ở chỗ mỗi câu được tách thành hai vế có số tiếng bằng nhau khiến cả câu có tính nhịp nhàng, cân đối. Sự phân chia ấy được gắn kết bởi biện pháp đối. Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông), các tính từ (đói, rách; sạch, thơm), các động từ (có, diệt, trừ) đối nhau bởi chúng đứng ở những vị trí ngữ pháp giống nhau trong các vế.

b. Ngữ liệu (3) dùng tiểu đối (Khuôn trăng đầy đặn đối với nét ngài nở nangMây thua nước tóc đối với tuyết nhường màu da). Trong ngữ liệu (4), câu trên đối với câu dưới.

c. Một số ví dụ về câu đối:

- Trong “Bình Ngô đại cáo”: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xứng đế một phương.

- Trong “Truyện Kiều”:

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa

- Trong thơ Đường luật: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/Đâm toạc chân mây đá mấy hòn (Trích bài “Tự tình” II của Hồ Xuân Hương).

d. Định nghĩa: Phép đối là biện pháp sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân đối về cấu trúc, hài hòa về âm thanh, nhịp điệu tạo nên nét nghĩa tương đồng hoặc tương phản để nhấn mạnh một nội dung nào đó.


Bình luận