Như các bạn đã biết, mỗi câu hỏi trong đề bài trắc nghiệm đều có 4 đáp án, do đó xác suất trả lời đúng các câu hỏi này là 25%. Vậy làm thế nào để có thể giúp các bạn khoanh bừa mà nâng xác suất trả lời đúng cho mỗi câu lên đến 50% hoặc hơn thế nữa?
Chúng ta hãy tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
I. Đầu tiên các bạn cần lưu ý một số bước như sau:
1. Đọc lướt qua một lượt đề thi: Sau khi được phát đề thi, giám thị sẽ cho các thí sinh khoảng 5 phút để kiểm tra đề thi. Thay vì tận dụng khoảng thời gian này để đặt bút làm bài thì thí sinh nên đọc lướt qua một lượt đề thi xem phần nào mình chắc chắn có thể giải quyết ngay được.
2.Tô trực tiếp vào bài thi: Vì phải làm 50 câu hỏi trong thời gian 60 phút nên không có nhiều thời gian để có thể chép lại vì vậy thí sinh nên tô trực tiếp vào bài. Khi tô phải tô kín vào đúng câu, trách tẩy xóa nhiều lần.
3.Trong quá trình làm nên làm theo từng phần để tránh bị sót câu: Làm lần lượt các câu từ đầu đến cuối, câu nào chưa làm đươc thì khoanh lại để làm sau, sau khi làm xong hết một lượt sẽ quay lại làm các câu đó. Cũng cần lưu ý rằng không nên dành quá nhiều thời gian vào một câu chưa nghĩ ra vì mức thang điểm các câu là giống nhau vì vậy cần phân bổ thời gian một cách hợp lý.
4.Quay lại câu chưa làm: Sau khi làm xong một lượt những câu mình chắc chắn làm được thí sinh quay lại những câu mình đã bỏ sót và phân vân trước đó để tìm câu trả lời thích hợp nhất.
5.Kiểm tra lại: sau khi làm xong bài, cần dành 5-7 phút để kiểm tra lại toàn bộ bài, kiểm tra xem mình đã tô hết các đáp án chưa. Xem lại phần thông tin cá nhân, kiểm tra lại số báo danh.
II. Mẹo tăng xác suất ăn điểm cho những câu chưa chắc chắn
Trước hết, sử dụng phương pháp loại trừ, tức là loại bỏ ngay những đáp án sai hoàn toàn, tập trung xem xét những đáp án còn lại để chọn ra câu trả lời đúng. Nếu loại trừ được càng nhiều đáp án sai thì xác suất chọn được câu trả lời đúng càng cao.
Cụ thể khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp, có nhiều từ ngữ khó) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ đầu câu đến cuối câu, nếu thấy đáp án nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay. Sau đó xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 đáp án khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ còn lại 2 đáp án thì ta xem xét chúng khác nhau chỗ nào mà đọc kĩ chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chỉ còn cách chọn 1 trong 2 bởi như vậy cũng tăng cơ hội đúng là 50:50.
Ví dụ:
A. She said that…..
B. She said that…..
C. She say that…..
D. She said that…..
Thấy C có điểm khác với 3 câu còn lại => loại.
A. She said that he lived ….
B. She said that he lived …..
C. She say that…
D. She said that he is living…
Thấy câu D không giống với 3 câu còn lại => loại. Sau đó xem tiếp 2 câu còn lại khác nhau chỗ nào rồi đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng. Nếu không xác định được thì khoanh bừa vào 1 trong hai câu.
- Các đáp án đã cho trong dạng câu trắc nghiệm thường rơi vào 3 nhóm là:
+ Đáp án đúng (chỉ có 1).
+ Đáp án sai hoàn toàn (thường chỉ có 1 và dễ xác định nhất).
+ Đáp án sai đánh lạc hướng (thường có 2 hoặc hơn, có những đặc điểm dễ làm cho thí sinh tưởng là đáp án đúng).
-Trong trường hợp không có thời gian để đọc kỹ câu hỏi thì thí sinh cũng không nên để trống câu trả lời đó mà cách tốt nhất là chọn bất kì một đáp án nào đó. Trong một câu mà bạn hoàn toàn không biết gì về ngữ nghĩa, hãy thiên về đáp án bạn cảm thấy lạ nhất/ít gặp nhất. Một câu khó làm bạn bối rối vì không hiểu nghĩa được, khả năng đáp án sẽ là từ mà bạn ít gặp nhất, bởi vì đã là đề thi thì ít khi nào ra đáp án quen thuộc mà ai cũng biết.
-Đồng thời trong quá trình làm bài cần lưu ý và có sự phân bổ thời gian hợp lý để tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó mà bỏ không làm những câu còn lại.
Trên đây là một số mẹo mà các bạn có thể áp dụng ngay trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.