-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Luyện tập câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn ngắn gọn cho luyện tập câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi: “Phần thưởng”.
a. Chủ đề của truyện nhằm biểu dương, ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành của người nông dân với vua; chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan.
- Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: Câu nói của người nông dân với vua : “Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi … hai mươi nhăm roi”.
b. Chỉ ra 3 phần:
- Mở bài: Câu đầu tiên “Một người … nhà vua”.
- Thân bài: Các câu tiếp theo : tiếp… “hai mươi nhăm roi”.
- Kết bài: Câu cuối cùng.
c. Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề:
- Giống nhau:
+ Kể theo trật tự thời gian.
+ 3 phần rõ rệt.
+ Ít hành động, nhiều đối thoại.
- Khác nhau:
+ Nhân vật trong “Phần thưởng” ít hơn.
+ Chủ đề truyện “Tuệ Tĩnh” nằm ngay ở hai câu đầu còn trong truyện “Phần thưởng” do người đọc suy đoán.
+ Kết thúc trong truyện “Phần thưởng” bất ngờ, thú vị hơn.
d. Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ:
- Sự đòi hỏi vô lý của tên viên quan quen thói hạch sách dân.
- Sự đồng ý dễ dàng của người dân đã cho ta thấy dường như bác đã biết ý đồ của tên viên quan tham lam đó.
- Câu trả lời của người nông dân với vua thật bất ngờ: đưa cả một viên ngọc quý mà đổi lại chỉ muốn nhận 50 roi. => Thể hiện trí thông minh, khôn khéo của bác nông dân để trị cho tên quan tham kia một bài học thích đáng.