-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Tả hình dáng và tính tình của một cụ già mà em rất mến yêu
Đề bài / Mô tả:
Xemloigiai.net giới thiệu bài văn mẫu cho: Tả hình dáng và tính tình của một cụ già mà em rất mến yêu
Đề bài: Tả hình dáng, tính tình của một cụ già mà em yêu mến
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Tả hình dáng:
+ Tả vóc dáng, màu da, tuổi tác
+ Tả từng bộ phận: tóc, mắt, mũi, tay, chân,...
Chú ý những chi tiết làm nổi bật tuổi tác của cụ già.
- Tả tính tình: Tính cách của cụ già: tốt bụng, nhân hậu, vui tính,...
KB: Tình cảm của em đối với người được tả.
Lời giải chi tiết
- Bà ơi! Bà để cháu làm cho, bà vào nhà nghỉ đi!
Nghe tiếng gọi quen thuộc của tôi, bà ngẩng lên, thong thả bảo: “ừ, cháu giúp bà một tay, bà cháu ta cùng làm cho gọn”. Bà nhìn tôi, đôi mắt nheo nheo vì chói nắng, cặp lông mày rậm, lốm đốm bạc của bà nhíu lại. Vừa nói bà vừa cười vui, để lộ hàm răng đen đã khập khễnh. Dáng người nhỏ nhắn của bà đang lom khom tưới rau, bắt sâu. Bà tôi ngoài bảy mươi tuổi rồi. Tóc trên đầu bà bạc phơ, bà trùm một chiếc khăn vuông bạc màu đen che kín đầu chỉ còn chìa ra đôi tai to và dày như tai Phật. Bà mặc bộ quần áo vải thô, rộng thùng thình so với thân hình gầy guộc của bà. Hai má bà đã hóp, thái dương hơi thô, tay chân có chỗ bắt đầu xương xẩu, nổi gân xanh. Bà đi đôi dép cao su đen đã mòn. Tuy lưng hơi còng, chân đi chậm hơn trước nhưng bà vẫn tham việc, chăng mấy lúc ngồi không. Từ sáng, bà tôi đã dậy cho lợn gà ăn và thổi cơm, đun nước. Nhìn dáng nhỏ bé của bà làm lụng vất vả sớm hôm, tôi thương bà vô cùng. Bố mẹ tôi bận việc suốt ngày ở ngoài đồng và ở trụ sở, trừ những công việc nặng như bổ củi, gánh nước , bao nhiêu việc nhà việc vườn bà tôi đều phải cáng đáng. Cho nên ngoài giờ học, tôi tranh thủ làm bất cứ việc gì cho bà đỡ mệt. Bà thường khuyên tôi điều hay lẽ phải, nhắc nhở tôi học chăm, học giỏi.
Mỗi lúc hình dung ra dáng thân thương của bà, đôi mắt hiền từ, nước da màu hạt dẻ nhăn nheo của bà, tôi tự nhủ thầm: “Hãy làm nhiều điều tốt để bà vui lòng!”
Bài của ĐẶNG PHƯƠNG ANH
(Học sinh trường Lê Văn Tám, Hà Nội)