Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn chi tiết cho câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Lời giải chi tiết:

Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là:

a. Tính truyền miệng

-  Đây là đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ viết mà bằng lờii qua sự nhập tâm ghi nhớ.

-  Nhân dân lao động sáng tác bằng ngôn ngữ nói, ngay từ khi chưa có chữ viết. Quá trình lưu truyền tiếp tục bổ sung bằng ngôn ngữ nói. Về sau, người ta sưu tầm và ghi chép lại, ấy là khi tác phẩm đã hoàn thành và lưu hành, thậm chí qua hàng trăm năm.

-  Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (Ca hát chèo, tuồng, cải lương...) Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm lên nhiều bản kể gọi là dị bản.

b. Tính tập thể

-  Quá trình sáng tác lúc đầu do một cá nhân khởi xướng, nhưng được nhiều người tham gia sửa chữa, thêm bớt, cuối cùng đã trở thành sản phẩm chung, có tính tập thể.

-  Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.

=> Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học của dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.


Bình luận