-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn chi tiết cho câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của ai những công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn để gián tiếp giải thích Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra sự khéo léo của tác giả trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào?)
Lời giải chi tiết:
Để thấy được toàn bộ chân dung Trần Quốc Tuấn, ngoài các chi tiết trên, cần chú ý tới nhiều chi tiết khác như: lời phân tích của ông với nhà vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh; mối hiềm khích giữa cha ông và Trần Thái Tông và lời dặn dò của cha...
- Phẩm chất nổi bật ở Trần Quốc Tuấn được khắc hoạ là trung quân ái quốc. Lòng trung thành với vua của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với nước. Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. Lòng trưng thành của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách, bản thản ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa "hiếu" và "trung". Trần Quốc Tuấn đã đặt "trung" lên trên "hiếu", nợ nước trên tình nhà.
- Bên cạnh phẩm chất trung quân ái quốc, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược đồng thời là con người có đức độ lớn lao.
=> Những phẩm chất trên đây của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được tác giả sử kí khéo léo khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách. Từ quan hệ với nước (câu nói nổi tiếng "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng), với vua đến quan hộ với dân (khi sống nhắc nhở vua "khoan sức dân", khi chết hiên linh phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo, cử người tài), từ quan hệ đối với con cái (nghiêm khắc giáo dục) đến quan hệ đối với bản thân (khiêm tốn giữ đạo trung nghĩa)...Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là một mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài. Ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.