-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 12 trang 93 SGK Hình học 12
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 12 trang 93 SGK Hình học 12
Đề bài
Trong hệ toạ độ \(Oxyz\), tìm toạ độ điểm \(A'\) đối xứng với điểm \(A(1 ; -2 ; -5)\) qua đường thẳng \(∆\) có phương trình \(\left\{ \matrix{x = 1 + 2t \hfill \cr y = - 1 - t \hfill \cr z = 2t. \hfill \cr} \right.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Xác định tọa độ điểm H là hình chiếu của A trên đường thẳng \(\Delta\).
- Gọi (P) là mặt phẳng đi qua A và vuông góc với \(\Delta\). Tìm phương trình mặt phẳng (P).
- Khi đó H là giao điểm của \(\Delta\) và mặt phẳng (P).
+) Điểm M' đối xứng với M qua \(\Delta\) khi và chỉ khi H là trung điểm của MM', từ đó suy ra tọa độ điểm M'.
Lời giải chi tiết
Gọi \(H\left( {1 + 2t; - 1 - t;2t} \right) \in \Delta \) là hình chiếu của \(A\) trên \(\Delta \).
Có \(\overrightarrow {{u_\Delta }} = \left( {2; - 1;2} \right)\) , \(\overrightarrow {AH} = \left( {2t;1 - t;2t + 5} \right)\)
\(\overrightarrow {AH} \bot \overrightarrow {{u_\Delta }} \Leftrightarrow \overrightarrow {AH} .\overrightarrow {{u_\Delta }} = 0\) \( \Leftrightarrow 2.2t - 1.\left( {1 - t} \right) + 2.\left( {2t + 5} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow 4t - 1 + t + 4t + 10 = 0\) \( \Leftrightarrow 9t + 9 = 0 \Leftrightarrow t = - 1\) \( \Rightarrow H\left( { - 1;0; - 2} \right)\)
Vì A' đối xứng với A qua \(\Delta\) nên H là trung điểm của AA'. Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2{x_H} - {x_A} = - 3\\{y_{A'}} = 2{y_H} - {y_A} = 2\\{z_{A'}} = 2{z_H} - {z_A} = 1\end{array} \right. \) \(\Rightarrow A'\left( { - 3;2;1} \right)\)
Cách khác:
Ta có thể tìm tọa độ điểm \(H\) như sau:
Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) lên đường thẳng \(△\). Khi đó \(H\) là trung điểm của \(AA'\).
Xét mặt phẳng \((P)\) qua \(A\) và \((P) ⊥ △\). Khi đó \(H = (P) ⋂ △\).
Vì \(\overrightarrow u (2; -1; 2)\) là vectơ chỉ phương của \(△\) nên \(\overrightarrow u \) là vectơ pháp tuyến của \((P)\).
Phương trình mặt phẳng \((P)\) có dạng: \(2(x - 1) - (y + 2) + 2(z + 5) = 0\) hay \(2x - y + 2z + 6 = 0\) (1)
\(H = \Delta \cap \left( P \right) \Rightarrow H \in \Delta \Rightarrow H\left( {1 + 2t; - 1 - t;2t} \right)\), thay tọa độ điểm H vào phương trình mặt phẳng (P) ta có: \(2(1 + 2t) + (1 + t) + 4t + 6 = 0\)
\( \Rightarrow 9t + 9 = 0\Rightarrow t = -1\) \( \Rightarrow H(-1; 0; -2)\).