-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 3 trang 134 SGK Sinh học 9
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 3 trang 134 SGK Sinh học 9
Đề bài
Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại Quan hệ khác loài
Lời giải chi tiết
Quan hệ đối địch:
- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm (lúa là loài bị hại, cỏ dại là loài được lợi)
- Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ (hươu là loài bị hại, hổ là loài được lợi)
- Bọ dừa phá hoại cây dừa làm chết cây, năng suất vườn dừa giảm.
- Cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ, hút chất dinh dưỡng của cây.
- Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm sẽ bị độc đó.
Quan hệ hỗ trợ:
- Địa y sống bám trên cành cây (địa y được lợi, cành cây không bị hại cũng không có lợi)
- Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu (cả vi khuẩn và cây họ đậu đều được lợi)
- Chim sáo ăn thức ăn thừa mắc trên răng của trâu rừng.
- Trùng roi sống trong ruột mối, giúp mối tiêu hóa thức ăn.