-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu hỏi 32
Đáp án đúng:
Đáp án B
Câu hỏi:
Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với mặt phẳng đáy, \(SA = a\sqrt 3 \), tứ giác ABCD là hình vuông, \(BD = a\sqrt 2 \)( minh họa như hình bên). Góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\)bằng
Phương pháp giải :
- Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng là góc giữa đường thẳng và hình chiếu của nó trên mặt phẳng đó.
- Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông để tính góc.
Lời giải chi tiết :
Ta có SB và mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\) cắt nhau tại S.
Mặt khác \(SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow BA \bot SA\) và ABCD là hình vuông \( \Rightarrow BA \bot AD\)
Khi đó \(BA \bot \left( {SAD} \right) \Rightarrow A\) là hình chiếu của B trên mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\).
Suy ra góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\) là góc giữa SB và SA là \(\angle BSA\).
Vì \(ABCD\) là hình vuông có \(BD = a\sqrt 2 \Rightarrow AB = a\).
Xét tam giác SAB vuông tại A \( \Rightarrow \tan \angle BSA = \dfrac{{AB}}{{SA}} = \dfrac{a}{{a\sqrt 3 }} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }} \Rightarrow \angle BSA = 30^\circ .\)
Vậy \(\angle \left( {SB;\left( {SAD} \right)} \right) = {30^0}\).
Chọn B.
Đáp án A:
\(0^\circ .\)
Đáp án B:
\(30^\circ .\)
Đáp án C:
\(45^\circ .\)
Đáp án D:
\(60^\circ .\)