120 bài tập Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 29 Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Điện thế hoạt động là điện thế phát sinh khi :

Lời giải chi tiết : 

Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh ( tới ngưỡng) thì tính thấm của màng nơron nơi bị kích thích thay đổi làm xuất hiện điện thế hoạt động.

Chọn B

Đáp án A: 

 Tế bào bị kích thích

Đáp án B: 

Tế bào bị kích thích tới ngưỡng

Đáp án C: 

 Tế bào bị kích thích hoặc ức chế

Đáp án D: 

Tế bào được kích hoạt bởi xung thần kinh

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn tuần tự là

Lời giải chi tiết : 

Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn tuần tự là Mất phân cực – đảo cực – tái phân cực

Đáp án A: 

Mất phân cực – đảo cực – tái phân cực

Đáp án B: 

 Tái phân cực – đảo cực – mất phân cực

Đáp án C: 

 Mất phân cực – tái phân cực – đảo cực

Đáp án D: 

Đảo cực – tái phân cực – mất phân cực

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cực

Lời giải chi tiết : 

Ở giai đoạn mất phân cực, cổng Na+ mở làm ion Na+ ồ ạt vào bên trong tế bào, chênh lệch điện thề giảm nhanh tới 0

Chọn B

Đáp án A: 

Cả trong và ngoài màng tích điện âm

Đáp án B: 

 Chênh lệch điện thế giảm nhanh tới 0

Đáp án C: 

Cả trong và ngoài màng tích điện dương

Đáp án D: 

Chênh lệch điện thế cực đại

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong cơ chế phát sinh điện thế hoạt động, hiện tượng khử cực xảy ra do

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng khử cực ( mất phân cực) xảy ra do kênh  Na+ mở rộng làm Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào trung hòa với điện tích âm ở mặt trong màng.

Chọn A

Đáp án A: 

Kênh Na+ mở rộng làm Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào

Đáp án B: 

Kênh K+ mở rộng làm K+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào

Đáp án C: 

Kênh K+ mở rộng làm K+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch nội mô

Đáp án D: 

Kênh Na+ mở rộng làm Na+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch nội mô

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ở giai đoạn đảo cực

Lời giải chi tiết : 

Giai đoạn mất phân cực: Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào trung hòa với điện tích âm ở mặt trong màng và còn dư thừa làm màng trong tích điện dương, màng ngoài tích điện âm, đây là giai đoạn đảo cực.

Chọn B

Đáp án A: 

Cả trong và ngoài màng tích điện âm

Đáp án B: 

 Màng trong tích điện dương, màng ngoài tích điện âm

Đáp án C: 

 Cả trong và ngoài màng tích điện dương

Đáp án D: 

Màng trong tích điện âm, màng ngoài tích điện dương

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hiện tượng tái phân cực xảy ra do

Lời giải chi tiết : 

Tiếp sau giai đoạn đảo cực, kênh Na+ đóng lại , kênh K+ mở ra K+ từ dịch bào ồ ạt ra ngoài dịch mô gây nên sự tái phân cực.

Chọn B

Đáp án A: 

 Kênh K+ mở rộng, kênh Na+ bị đóng lại làm K+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào

Đáp án B: 

 Kênh K+ mở rộng, kênh Na+ bị đóng lại làm K+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch mô

Đáp án C: 

 Kênh Na+ mở rộng , kênh K+ bị đóng lại làm Na+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch mô

Đáp án D: 

 Kênh Na+ mở rộng, kênh K+ bị đóng lại làm Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào.

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bào miêlin  lại “nhảy cóc”

Lời giải chi tiết : 

Trên các sợi trục có bao mielin xung thần kinh “nhảy cóc” là vì các bao mielin có tính cách điện ( bao mielin có bản chất là phospholipit)

Chọn C

Đáp án A: 

  Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh

Đáp án B: 

 Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng

Đáp án C: 

 Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao mielin cách điện.

Đáp án D: 

Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin so với sợi trục không có bao mielin là

Lời giải chi tiết : 

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin theo lối nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo ranvie tiếp nên nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

Chọn A

Đáp án A: 

Dẫn truyền theo lối “ nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng

Đáp án B: 

 Dẫn truyền theo lối “ nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng

Đáp án C: 

 Dẫn truyền theo lối “ nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng

Đáp án D: 

Dẫn truyền theo lối “ nhảy cóc”, chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Sự đóng mở kênh Na+ - K+ trong lan truyền xung thần kinh như thế nào ?

Lời giải chi tiết : 

Sự lan truyền xung thần kinh: bản thân xung thần kinh không chạy trên sợi thần kinh mà nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp thay đổi tính thấm, khi đó cổng Na+ mở để Na+ vào và cổng K+ mở để K+ ra

Chọn B

Đáp án A: 

Cổng Na+ và cổng K+ đều mở để K+ và Na+ vào

Đáp án B: 

Cổng Na+ để Na+ vào, còn cổng K+ mở để K+ ra

Đáp án C: 

Cổng Na+ và cổng K+ đều mở để K+ và Na+ ra

Đáp án D: 

Cổng Na+ để Na+ ra, còn cổng K+ mở để K+ vào.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Xung thần kinh là

Lời giải chi tiết : 

Xung thần kinh là sự xuất hiện điện thế hoạt động.

Chọn C

Đáp án A: 

Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động

Đáp án B: 

 Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động

Đáp án C: 

Sự xuất hiện điện thế hoạt động

Đáp án D: 

Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là

Lời giải chi tiết : 

Điện thế hoạt động còn được gọi là xung thần kinh

Chọn C

Đáp án A: 

Phản xạ

Đáp án B: 

 Phản ứng

Đáp án C: 

 Xung thần kinh

Đáp án D: 

 Sự dẫn truyền qua khe xinap

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nhận định nào dưới đây về sự lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin là đúng:

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng là C.

Sự lan truyền xung thần kinh : bản thân xung thần kinh không chạy trên sợi thần kinh mà nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp thay đổi tính thấm của màng nơ ron.

A sai vì, nơi điện thế xuất hiện đang ở trạng thái trơ hoàn toàn nên không tiếp nhận kích thích

B sai vì xung thần kinh không chạy mà chỉ làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng tiếp theo.

D sai vì Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều.

Chọn C

Đáp án A: 

Nơi điện thế hoạt động vừa xuất hiện, màng sẽ ở vào giai đoạn kích thích nên sẵn sang tiếp nhận kích thích

Đáp án B: 

 Xung thần kinh sau khi xuất hiện sẽ chạy dọc trên sợi thần kinh

Đáp án C: 

 Xung thần kinh sẽ kích thích làm thay đổi tính thấm của vùng màng kế tiếp và làm xuất hiện xung thần kinh tiếp theo.

Đáp án D: 

Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh truyền cũng chỉ đi theo một chiều từ điểm xuất phát đến tế bào đích.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Yếu tố nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình tạo điện thế màng:

Lời giải chi tiết : 

Sự thay đổi quá trình đường phân trong tế bào chất không tham gia trực tiếp vào quá trình tạo điện thế màng.

Chọn C

Đáp án A: 

Các protein trên màng tham gia vào vận chuyển vật chất qua màng

Đáp án B: 

 Tính thấm của màng tế bào

Đáp án C: 

 Sự thay đổi quá trình đường phân trong tế bào chất

Đáp án D: 

Sự phân bố đặc trưng của nồng độ của các ion hai bên màng

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+  từ ngoài vào trong tế bào là nguyên nhân

Lời giải chi tiết : 

Khi màng bị kích thích, kênh Na+ mở làm ion Na+ ồ ạt tràn từ ngoài vào, làm trung hòa điện tích âm dẫn đến sự mất phân cực , các ion Na+ dư thừa làm trong màng tích điện dương ngoài màng tích điện âm đây là hiện tượng đảo cực.

Chọn C

Đáp án A: 

Gây ra sự mất phân cực

Đáp án B: 

 Làm vỡ túi chứa chất trung gian hóa học ở cúc xinap

Đáp án C: 

Gây ra sự khử cực và đảo cực

Đáp án D: 

Dẫn tới hiện tượng tái phân cực

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trên màng nơron, cổng  Na+ chỉ mở khi

Lời giải chi tiết : 

Cổng Na+ chỉ mở khi nơron bị kích thích hoặc tổn thương.

Chọn A

Đáp án A: 

 Nơron bị kích thích hoặc bị tổn thương

Đáp án B: 

Có tác dụng của năng lượng ATP

Đáp án C: 

Có enzyme hoạt hóa

Đáp án D: 

 Bơm Na+  - K+  

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao mielin như thế nào ?

Lời giải chi tiết : 

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao mielin có đặc điểm: 

- Xung thần kinh lan truyền theo sợi trục

- Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả hai chiều

Chọn D

Đáp án A: 

Xung thần kinh lan truyền theo sợi trục

Đáp án B: 

 Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả hai chiều

Đáp án C: 

Xung thần kinh thực hiện theo lối nhảy cóc

Đáp án D: 

Cả A và B đúng

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin và không có bao mielin là

Lời giải chi tiết : 

Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin là 100m/s và trên sợi trục không có bao mielin là 3- 5m/s

Chọn C

Đáp án A: 

100m/s và 50 m/s

Đáp án B: 

 10m/s và 25m/s

Đáp án C: 

100m/s và 5m/s

Đáp án D: 

10m/s và 2,5 m/s

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Để tái lập lại trật tự phân bố của nồng độ ion Na+ và K+ hai bên màng tế bào cần có vai trò của

Lời giải chi tiết : 

Ở giai đoạn tái phân cực, kênh Na+ bị đóng lại, kênh K+ mở ra nhờ hoạt động của bơm Na+ - K+ 

Chọn B

Đáp án A: 

Các protein trên màng

Đáp án B: 

Bơm Na+ - K+

Đáp án C: 

Hiện tượng thẩm thấu

Đáp án D: 

Lớp phospholipit kép

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Sợi thần kinh không có bao mielin được gặp ở

Lời giải chi tiết : 

Sợi thần kinh không có bao mielin là các sợi thần kinh sinh dưỡng,

Các sợi thần kinh vận động có bao mielin.

Chọn A

Đáp án A: 

 Các sợi thần kinh sinh dưỡng

Đáp án B: 

Các sợi thần kinh vận động

Đáp án C: 

Các sợi thần kinh cảm giác

Đáp án D: 

Hệ thần kinh trung ương

Câu hỏi 20

Câu hỏi: 

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin theo kiểu “nhảy cóc” là vì:

Lời giải chi tiết : 

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin theo kiểu “nhảy cóc” vì:

Các bao mielin là các bao cách điện. Do đó sự lan truyền xung thần kinh chỉ truyền từ vị trí giữa 2 bao mielin này tới vị trí giữa 2 bao mielin sau (từ eo Ranvie này tới eo Ranvie kia)

Đáp án C

Đáp án A: 

 Sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

Đáp án B: 

Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

Đáp án C: 

Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.

Đáp án D: 

Tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các nhận định sau:

(1) Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh giao cảm lớn hơn nhiều lần tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh vận động.

(2) Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh không có bao myêlin chậm hơn so với sợi thần kinh có bao myêlin.

(3) Lan truyền nhảy cóc làm cho nhiều vùng trên sợi trục chưa kịp nhận thông tin về kích thích.

(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục.

Lời giải chi tiết : 

1 sai tốc độ truyền trên sợi thần kinh vận động nhanh hơn trên sợi giao cảm

2 đúng

3 đúng

4 sai vì lan truyền liên tục làm tốc độ lan truyền trên sợi trục chậm

Chọn D

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

2

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trình tự đúng của sự xuất hiện điện động trên nơron là

Lời giải chi tiết : 

Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: mất phân cực (khử cực), đảo cực và tái phân cực
Chọn B

Đáp án A: 

đảo cực, khử cực, tái phân cực.

Đáp án B: 

khử cực, đảo cực, tái phân cực.

Đáp án C: 

phân cực, khử cực, đảo cực.

Đáp án D: 

đảo cực, tái phân cực, khử cực.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

So sánh tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có và không có bao mielin dưới đây, nhận định nào là chính xác ?

Lời giải chi tiết : 

Xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin được dẫn truyền theo cách nhảy cóc nên nhanh hơn so với dẫn truyền trên sợi trục không có bao mielin

Chọn C

Đáp án A: 

Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin so với sợi thần kinh không có bao mielin tùy thuộc vào vị trí tế bào thần kinh trong hệ thần kinh

Đáp án B: 

Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin chậm hơn sợi thần kinh không có bao mielin

Đáp án C: 

Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin nhanh hơn sợi thần kinh không có bao mielin

Đáp án D: 

Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin bằng sợi thần kinh không có bao mielin

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Giai đoạn tái phân cực của điện động là do

Lời giải chi tiết : 

Ở giai đoạn tái phân cực, kênh K+ mở, kênh Na+ đóng lại làm K+ đi từ bên trong ra ngoài màng tế bào

Chọn B

Đáp án A: 

các ion Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng.

Đáp án B: 

 các ion K+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng.

Đáp án C: 

 các ion Na+ và K+ đều khuếch tán từ trong ra ngoài màng.

Đáp án D: 

bơm Na - K vận chuyển chúng từ trong ra ngoài màng.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

So với sợi thần kinh có bao miêlin, sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin có đặc điểm

Lời giải chi tiết : 

sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin diễn ra liên tục với tốc độ chậm

Chọn A

Đáp án A: 

 lan truyền liên tục trên sợi thần kinh, tốc độ chậm.

Đáp án B: 

 lan truyền theo lối nhảy cóc, tốc độ chậm.

Đáp án C: 

 tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động của bơm Na+/K+.  

Đáp án D: 

chỉ trải qua các giai đoạn mất phân cực, tái phân cực.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là

Lời giải chi tiết : 

Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là xung thần kinh

Chọn D

Đáp án A: 

 sự dẫn truyền qua khe xinap.

Đáp án B: 

phản xạ.

Đáp án C: 

phản ứng. 

Đáp án D: 

 xung thần kinh.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,

Đáp án A: 

chậm và tốn nhiều năng lượng.

Đáp án B: 

nhanh và tốn nhiều năng lượng.

Đáp án C: 

 chậm và tốn ít năng lượng.        

Đáp án D: 

 nhanh và tốn ít năng lượng.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực ?

Lời giải chi tiết : 

Giai đoạn đảo cực xuất hiện do Na+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong tế bào tích điện dương còn mặt ngoài tích điện âm

Chọn A

Đáp án A: 

Do Na+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong tế bào tích điện dương còn mặt ngoài tích điện âm

Đáp án B: 

 Do K+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong màng tích điện dương còn mặt ngoài màng tích điện âm

Đáp án C: 

 Do Na+ đi ra nhiều làm mặt ngoài màng tích điện dương còn mặt trong màng tích điện âm

Đáp án D: 

Do K+ đi ra nhiều làm mặt ngoài màng tích điện dương  còn mặt trong màng tích điện âm.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào là nguyên nhân

Lời giải chi tiết : 

Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào dẫn tới hiện tượng mất phân cực và đảo cực
Chọn C

Đáp án A: 

 gây ra sự mất phân cực.

Đáp án B: 

 làm vở túi chứa chất trung gian hóa học ở cúc xinap.

Đáp án C: 

 gây ra sự khử cực và đảo cực.

Đáp án D: 

dẫn tới hiện tượng tái phân cực.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Điện thế hoạt động là

Lời giải chi tiết : 

Điện thế hoạt động là sự chênh lệch điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi bị kích thích

Chọn C

Đáp án A: 

 sự chênh lệch điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi không bị kích thích.

Đáp án B: 

 sự cân bằng điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi không bị kích thích.

Đáp án C: 

 sự chênh lệch điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi bị kích thích.

Đáp án D: 

sự cân bằng điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi bị kích thích.


Bình luận