Bài 7. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức

Lý thuyết và bài tập cho Bài 7. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức, Chương 1, Đại số 8, Tập 1

Khi áp dụng phương pháp dùng hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử, ta cần lưu ý:

- Trước tiên nhận xét xem các hạng tử của đa thức có chứa nhân tử chung không ? Nếu có thì áp dụng phương pháp đặt thành nhân tử chung.

- Nếu không thì xét xem có thể áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để phân tích thành nhân tử hay không ?

Chú ý: Đôi khi phải đổi dấu sau đó mới áp dụng hằng đẳng thức.

Ví dụ:

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 bài 7 trang 20 SGK Toán 8 Tập 1

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

LG a.

\({x^3} + 3{x^2} + 3x + 1\);

Phương pháp giải:

Áp dụng hằng đẳng thức số \(4\)

\({\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + 3{A^2}B + 3A{B^2} + {B^3}\)

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& \;{x^3} + 3{x^2} + 3x + 1 \cr 
& = {x^3} + 3{x^2}.1 + 3x{.1^2} + {1^3} \cr 
& = {\left( {x + 1} \right)^3} \cr} \)

LG b.

\({\left( {x + y} \right)^2} - 9{x^2}\).

Phương pháp giải:

Câu hỏi 2 bài 7 trang 20 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Tính nhanh: \({105^2} - 25.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng hằng đẳng thức số \(3\).

\({A^2} - {B^2} = \left( {A + B} \right)\left( {A - B} \right)\)

Lời giải chi tiết

\(\eqalign{
& {105^2} - 25 = {105^2} - {5^2} \cr
& = \left( {105 + 5} \right).\left( {105 - 5} \right) \cr
& = 110.100 = 11000 \cr} \)

Bài 43 trang 20 SGK Toán 8 tập 1

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

LG a

\({x^2} + 6x + 9\);

Phương pháp giải:

Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ:

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}
\;\;{x^2} + 6x + 9 = {x^2} + 2.x.3 + {3^2}\\ = {\left( {x + 3} \right)^2}.\\
\end{array}\)

LG b

 \(10x - 25 - {x^2}\);

Phương pháp giải:

Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ:

Bài 44 trang 20 SGK Toán 8 tập 1

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

LG a

\({x^3} + \dfrac{1}{27}\);

Phương pháp giải:

Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ: Tổng hai lập phương.

\(6)\,{A^3} + {B^3} = \left( {A + B} \right)({A^2} - AB + {B^2})\)

Lời giải chi tiết:

Bài 45 trang 20 SGK Toán 8 tập 1

Tìm \(x\), biết:

LG a

\(2 - 25x^2= 0\);

Phương pháp giải:

- Phân tích các biểu thức ở vế trái thành nhân tử, sau đó áp dụng tính chất: 

\(A.B = 0 \Rightarrow A=0\) hoặc \(B=0\) 

- Áp dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương.

\(3)\,{A^2} - {B^2} = \left( {A + B} \right)\left( {A - B} \right)\)

Lời giải chi tiết:

\(2 - 25x^2= 0 \) 

\(  (\sqrt2)^2 - (5x)^2 = 0\)

\(  (\sqrt 2 - 5x)( \sqrt 2 + 5x) = 0\)

Bài 46 trang 21 SGK Toán 8 tập 1

Tính nhanh:

LG a

\({73^2} - {27^2}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương để phân tích các đa thức đó thành nhân tử.

\(3)\,{A^2} - {B^2} = \left( {A + B} \right)\left( {A - B} \right)\)

Lời giải chi tiết:

\({73^2} - {27^2} \)

\(= \left( {73 + 27} \right)\left( {73 - 27} \right) \)

\(= 100.46 = 4600\)

LG b

\({37^2} - {13^2}\)

Phương pháp giải:


Giải các môn học khác

Bình luận