Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn

Lý thuyết và bài tập cho Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn, Chương 3, Phần đại số, Toán 9

Phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là hệ thức dạng:

1. Khái niệm

Phương trình bậc nhất hai ẩn \(x, y\) là hệ thức dạng: \(ax + by = c \)  (1)

Trong đó a, b và c là các số đã biết (\(a \ne b \) hoặc \(b \ne 0 \)).

2. Tập hợp nghiệm của phương trình

a) Một nghiệm của phương trình (1) là một cặp số

(x0, y0) sao cho ax0 + by0 = c.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 1 trang 5 Toán 9 Tập 2

Đề bài

a) Kiểm tra xem các cặp số \( (1; 1)\)  và \((0,5; 0)\) có là nghiệm của phương trình \(2x – y = 1\) hay không ?

b) Tìm thêm một nghiệm khác của phương trình \(2x – y = 1.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Cặp số \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là nghiệm của phương trình \(ax + by = c\) khi \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) thỏa mãn hệ thức \(a{x_0} + b{y_0} = c\)

Câu hỏi 2 Bài 1 trang 5 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Nêu nhận xét về số nghiệm của phương trình 2x – y = 1.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chú ý rằng với mỗi x bất kì ta đều tìm được y thỏa mãn phương trình và ngược lại. Từ đó suy ra số nghiệm của phương trình.

Lời giải chi tiết

Vì với mỗi x bất kì ta đều tìm được y thỏa mãn phương trình và ngược lại.

Do đó, phương trình 2x – y = 1 có vô số nghiệm.

Câu hỏi 3 Bài 1 trang 5 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Điền vào bảng sau và viết ra sáu nghiệm của phương trình (2): 2x-y=1.

x

-1

0

0,5

1

2

2,5

y = 2x – 1

Bài 1 trang 7 SGK Toán 9 tập 2

Đề bài

Trong các cặp số \((-2; 1)\), \((0;2)\), \((-1; 0)\), \((1,5; 3)\) và \((4; -3)\), cặp số nào là nghiệm của phương trình:

a) \(5x + 4y = 8\) ?                            b) \(3x + 5y = -3\) ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cặp \((x_0;\ y_0)\) là nghiệm của phương trình \(ax+by=c\) nếu khi thay \(x=x_0,\ y=y_0\) vào phương trình ta được hai vế bằng nhau. 

Lời giải chi tiết

a) +) Xét cặp số \((-2;\ 1)\). Thay \(x=-2;y=1\) vào phương trình \(5x+4y=8\) ta được 

Bài 3 trang 7 SGK Toán 9 tập 2

Đề bài

Cho hai phương trình \(x + 2y = 4\) và \(x - y = 1\). Vẽ hai đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình đó trên cùng một hệ trục tọa độ. Xác định tọa độ giao điểm của hai đường thẳng và cho biết tọa độ của nó là nghiệm của các phương trình nào.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

1) Cho phương trình: \(ax+by=c, \ (b \ne 0)\). Biến đổi \(ax+by=c \Leftrightarrow y=-\dfrac{a}{b}x+c\).

+) Cho \(x=0 \Rightarrow y=c\). Đường thẳng đi qua điểm \(A(0; c)\)


Giải các môn học khác

Bình luận