Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn

Lý thuyết và bài tập cho Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn, Chương 4, Phần đại số, Toán 9

Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng:

1. Định nghĩa

Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng:

\(a{x^2} + bx + c=0\)

Trong đó \(x\) là ẩn số; \(a, b, c\) là những số cho trước gọi là các hệ số và \(a ≠ 0\).

2. Giải phương trình với hai trường hợp đặc biệt

Xét phương trình bậc hai một ẩn \(a{x^2} + bx + c=0\) với \( a\ne 0\)

a) Trường hợp \(c = 0\), phương trình có dạng \(a{x^2} + bx =0\) ⇔ \(x(ax + b) = 0\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 3 trang 40 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai ? Chỉ rõ các hệ số a, b, c của mỗi phương trình ấy:

a) \(x^2 – 4 = 0\)

b) \(x^3+ 4x^2 – 2 = 0\)

c) \(2x^2 + 5x = 5\)

d) \(4x – 5 = 0\)

e) \(-3x^2= 0\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình dạng \(ax^2+bx+c=0\), trong đó \(x\) là biến số và \(a;b;c\) là các hệ số.

Lời giải chi tiết

a) \(x^2 – 4 = 0\) đây là phương trình bậc hai có \(a = 1; b = 0; c = - 4\)

Câu hỏi 2 Bài 3 trang 41 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Giải phương trình \(2x^2 + 5x = 0\) bằng cách đặt nhân tử chung để đưa nó về phương trình tích.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đặt nhân tử chung là \(x\) ra ngoài để đưa phương trình về dạng 

\(A\left( x \right).B\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}A\left( x \right) = 0\\B\left( x \right) = 0\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết

Ta có

Câu hỏi 3 Bài 3 trang 41 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Giải phương trình \(3{x^2} - 2 = 0\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chuyển vế đổi dấu đưa về dạng \({x^2} = a\left( {a \ge 0} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \sqrt a\\x =  - \sqrt a\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 4 Bài 3 trang 41 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Giải phương trình \({\left( {x - 2} \right)^2} = \dfrac{7}{2}\) bằng cách điền vào các chỗ trống \(\left( {...} \right)\) trong các đẳng thức: \({\left( {x - 2} \right)^2} = \dfrac{7}{2} \Leftrightarrow x - 2 = ... \Leftrightarrow x = ...\)

Vậy phương trình có hai nghiệm là: \({x_1} = ...;{x_2} = ...\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Giải phương trình về dạng 

Câu hỏi 5 Bài 3 trang 41 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Giải phương trình \({x^2} - 4x + 4 = \dfrac{7}{2}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đưa vế trái về hằng đẳng thức \({a^2} - 2ab + {b^2} = {\left( {a - b} \right)^2}\)

Từ đó đưa phương trình về dạng 

\({\left( {f\left( x \right)} \right)^2} = a\left( {a \ge 0} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}f\left( x \right) = \sqrt a \\f\left( x \right) =  - \sqrt a \end{array} \right.\) 

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 6 Bài 3 trang 41 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Giải phương trình \({x^2} - 4x =  - \dfrac{1}{2}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cộng thêm mỗi vế của phương trình với \(4\) để đưa vế trái về hằng đẳng thức \({a^2} - 2ab + {b^2} = {\left( {a - b} \right)^2}\)

Từ đó đưa phương trình về dạng 

\({\left( {f\left( x \right)} \right)^2} = a\left( {a \ge 0} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}f\left( x \right) = \sqrt a \\f\left( x \right) =  - \sqrt a \end{array} \right.\) 

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 7 Bài 3 trang 41 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Giải phương trình \(2{x^2} - 8x =  - 1\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chia cả hai vế của phương trình cho \(2\) rồi cộng thêm mỗi vế của phương trình với \(4\) để đưa vế trái về hằng đẳng thức \({a^2} - 2ab + {b^2} = {\left( {a - b} \right)^2}\)

Từ đó đưa phương trình về dạng 

\({\left( {f\left( x \right)} \right)^2} = a\left( {a \ge 0} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}f\left( x \right) = \sqrt a \\f\left( x \right) =  - \sqrt a \end{array} \right.\) 

Lời giải chi tiết

Bài 11 trang 42 SGK Toán 9 tập 2

Đưa các phương trình sau về dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\) và chỉ rõ các hệ số \(a, b, c\):

LG a

\(5{x^2} + 2x = 4 - x\)

Phương pháp giải:

+) Khai triển rồi đưa các số hạng về trái để vế phải bằng \(0\).

+) Xác định các hệ số \(a,\ b,\ c\) của phương trình bậc hai \(ax^2+bx+c=0\). 

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(5{x^2} + 2x = 4 - x\)

\(\Leftrightarrow 5{x^2} + 2x - 4 + x=0\)

\(\Leftrightarrow 5{x^2} + 3x - 4 =0\)

\(\Leftrightarrow 5{x^2} + 3x +(- 4) =0\)

Bài 12 trang 42 SGK Toán 9 tập 2

Giải các phương trình sau:

LG a

\({x^2} - 8 = 0\)

Phương pháp giải:

Biến đồi phương trình để sử dụng: Với mọi \(a \ge 0\), ta có: \(x^2=a \Leftrightarrow x= \pm \sqrt a\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\({x^2} - 8 = 0 \Leftrightarrow {x^2} = 8 \Leftrightarrow x =  \pm \sqrt 8 \Leftrightarrow x= \pm 2\sqrt 2 \).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x= \pm 2 \sqrt 2\).

LG b

\(5{x^2} - 20 = 0\)

Phương pháp giải:

Bài 13 trang 43 SGK Toán 9 tập 2

Cho các phương trình:

a) \({x^2} + 8x =  - 2\);                         b)\({x^2} + 2x = \dfrac{1}{3}.\)

Hãy cộng vào hai vế của mỗi phương trình cùng một số thích hợp để được một phương trình mà vế trái thành một bình phương.

LG a

\({x^2} + 8x =  - 2\)

Phương pháp giải:

Sử dụng hằng đẳng thức số \(1\) là: \((a+b)^2=a^2+2ab+b^2.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\({x^2} + 8x =  - 2 \Leftrightarrow {x^2} + 2.x.4  =  - 2 \)  (1)

Bài 14 trang 43 SGK Toán 9 tập 2

Đề bài

Hãy giải phương trình:

\(2{x^2} + 5x + 2 = 0\)

Theo các bước như ví dụ \(3\) trong bài học.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Giải phương trình \(ax^2+bx+c=0\) \((a \ne 0\)):

+) Chuyển hệ số tự do \(c\) sang vế phải.

+) Chia cả hai vế cho hệ số \(a\).

+) Tách số hạng \(bx\) và cộng vào hai vế cùng một số để vế trái thành một bình phương.

+) Áp dụng hằng đẳng thức số \((1)\): \((a+b)^2=a^2+2ab+b^2\).

+) Áp dụng: \(x^2=a \Leftrightarrow x = \pm \sqrt a\).


Giải các môn học khác

Bình luận