Bài 3. Khái niệm về thể tích của khối đa diện

Lý thuyết và bài tập bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện, chương IV, phần Hình học, Toán 12

Lý thuyết khái niệm về thể tích của khối đa diện

1. Khái niệm về thể tích khối đa diện

Có thể đặt tương ứng cho mỗi khối đa diện \(\displaystyle H\) một số dương \(\displaystyle V_{(H)}\) thỏa mãn các tính chất sau:

a) Nếu \(\displaystyle H\) là khối lập phương có cạnh bằng một thì \(\displaystyle V_{(H)}=1\)

b) Nếu hai khối đa diện \(\displaystyle (H_1)\) và \(\displaystyle (H_2)\) bằng nhau thì

\(\displaystyle V_{(H_1)}\) = \(\displaystyle V_{(H_2)}\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 22 sách giáo khoa Hình học 12

Đề bài

Có thể chia (H1) thành bao nhiêu khối lập phương bằng (H0) ?

Lời giải chi tiết

Có thể chia (H1 ) thành 5 khối lập phương (H0)

Câu hỏi 2 trang 22 sách giáo khoa Hình học 12

Đề bài

Có thể chia (H2) thành bao nhiêu khối hộp chữ nhật bằng (H1)?

Lời giải chi tiết

Có thể chia (H2 ) thành 4 khối hộp chữ nhật (H1)

Câu hỏi 3 trang 22 sách giáo khoa Hình học 12

Đề bài

Có thể chia (H) thành bao nhiêu khối hộp chữ nhật bằng (H2) ?

Lời giải chi tiết

Có thể chia (H) thành 3 khối hộp chữ nhật (H2 )

Câu hỏi 4 trang 24 sách giáo khoa Hình học 12

Đề bài

Kim tự tháp Kê-ốp ở Ai Cập (h.1.27) được xây dựng vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Kim tự tháp này là một khối chóp tứ giác đều có chiều cao 147 m, cạnh đáy dài 230 m. Hãy tính thể tích của nó.

Lời giải chi tiết

Kim tự tháp là khối chóp tứ giác đều nên đáy là hình vuông có cạnh 230m

Diện tích đáy là:

\(230.230 = 52900(m^2)\)

Thể tích kim tự tháp là:

\(\dfrac{1}{3}.52900.147 =2592100({m^2})\)

 

Bài 3 trang 25 sách giáo khoa Hình học 12

Đề bài

Cho hình hộp \(ABCD.A’B’C’D’\). Tính tỉ số thể tích của khối hộp đó và thể tích của khối tứ diện \(ACB’D’\).

Bài 4 trang 25 sách giáo khoa Hình học 12

Đề bài

Cho hình chóp \(S.ABC\). Trên các đoạn thẳng \(SA, SB, SC\) lần lượt lấy ba điểm \(A’, B’, C’\) khác với \(S\). Chứng minh rằng

\(\displaystyle{{{V_{S.A'B'C'}}} \over {{V_{S.ABC}}}} = {{SA'} \over {SA}} \cdot {{SB'} \over {SB}} \cdot {{SC'} \over {SC}}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Gọi h và h' lần lượt là chiều cao hạ từ A và A' đến \((SBC)\), dựa vào định lí Vi-et tính tỉ số \(\frac{h'}{{h}}\).

Bài 5 trang 26 sách giáo khoa Hình học lớp 12

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) vuông cân ở \(A\) và \(AB = a\). Trên đường thẳng qua \(C\) và vuông góc với mặt phẳng \((ABC)\) lấy điểm \(D\) sao cho \(CD = a\). Mặt phẳng qua \(C\) vuông góc với \(BD\), cắt \(BD\) tại \(F\) và cắt \(AD\) tại \(E\). Tính thể tích khối tứ diện \(CDEF\) theo \(a\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Dựng các điểm F và E.

+) Chứng minh tam giác CEF vuông tại E \( \Rightarrow {S_{CEF}} = \dfrac{1}{2}EF.EC\)

Bài 6 trang 26 sách giáo khoa Hình học lớp 12

Đề bài

Cho hai đường thẳng chéo nhau \(d\) và \(d’\). Đoạn thẳng \(AB\) có độ dài \(a\) trượt trên \(d\), đoạn thẳng \(CD\) có độ dài \(b\) trượt trên \(d’\). Chứng minh rằng khối tứ diện \(ABCD\) có thể tích không đổi.

Lời giải chi tiết


Giải các môn học khác

Bình luận