Bài 9. Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Lý thuyết và bài tập cho Bài 9. Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, Phần hình học, chương 1, tập 1, Toán 6

1. Vẽ đoạn thẳng trên tia

Cách 1: Dùng  thước đo có chia khoảng (tương tự như đo đoạn thẳng)

Cách 2: Dùng compa.

Nhận xét: Trên tia \(Ox\) bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm \(M\) sao cho \(OM=a\) (đơn vị độ dài)

2. Dấu hiệu nhận biết một điểm nằm giữa hai điểm khác

Trên tia \(Ox\) có hai điểm \(M\) và \(N,\) \(OM=a, ON=b.\) Nếu \(0<a<b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\) 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 53 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

 Trên tia \(Ox\), vẽ hai  đoạn thẳng \(OM\) và \(ON\) sao cho \(OM = 3cm, ON = 6cm\). Tính \(MN\), so sánh \(OM\) và \(MN\). 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Trên tia \(Ox\) có hai điểm \(M\) và \(N,\) \(OM=a, ON=b.\) Nếu \(0<a<b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\)  

+) Nếu điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì \(AM + MB = AB\)

+) Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng.

Lời giải chi tiết

Bài 54 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Trên tia \(Ox\), vẽ ba đoạn thẳng \(OA,OB,O C\) sao cho \(OA=2cm , OB=  5cm, OC=8 cm\). So sánh \(BC\) và \(BA\). 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nhận xét: Trên tia \(Ox, OM = a, ON = b,\) nếu \(0 < a < b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\)

Lời giải chi tiết

Ta có \(A,B,C\) thuộc tia \(Ox\) và \(OA=2cm , OB=  5cm, OC=8 cm\).

Bài 55 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Gọi \(A,B\) là hai điểm trên tia \(Ox\). Biết \(OA= 8cm, AB= 2cm\). Tình \(OB\). Bài toán có mấy đáp số. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. 

Lời giải chi tiết

 Có hai trường hợp xảy ra:

- Trường hợp 1: \(A\) nằm giữa \(O\) và \(B\). 

Ta có: \(OB=OA+ AB=8 +2 =10 cm\). 

- Trường hợp 2: \(B\) nằm giữa \(O\) và \(A\).

Bài 56 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(4 cm\). Trên tia  \(AB\) lấy điểm \(C\) sao cho \(AC=1cm\).

a) Tính \(CB\) 

b) Lấy điểm \(D\) thuộc tia đối của tia \(BC\) sao cho \(BD=2cm\). Tính \(CD\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Trên tia \(Ox\) có \(OM=a;ON=b\). Nếu \(0<a<b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\)

+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB.\)

Lời giải chi tiết

a)

Bài 57 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Đoạn thẳng \(AC\) dài \(5cm\). Điểm \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\) sao cho \(BC= 3cm\).

a) Tính \(AB\).

b) Trên tia đối của tia \(BA\) lấy điểm \(D\) sao cho \(BD= 5cm\). So sánh \(AB\) và \(CD\). 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Trên tia \(Ox\) có \(OM=a;ON=b\). Nếu \(0<a<b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\)

+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB.\)  

Lời giải chi tiết

Bài 58 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Vẽ đoạn thẳng \(AB\) dài \(3.5 cm\). Nói cách vẽ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng thước thẳng hoặc compa.

Lời giải chi tiết

Cách 1: Dùng thước kẻ

    + Vẽ tia Ax bất kì

   + Đặt cạnh thước (phần có vạch đo kích thước) nằm trên tia Ax sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc A của tia.

   + Vạch số 3,5cm của thước sẽ cho ta điểm B. Đoạn thẳng AB là đoạn thẳng cần vẽ.

Bài 59 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Trên tia \(Ox\), cho ba điểm \(M,N,P\) biết \(OM=2cm, ON=3cm,OP=3,5 cm.\) Hỏi trong ba điểm \(M,N,P\) thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? vì sao? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trên tia \(Ox, OM = a, ON = b,\) nếu \(0 < a < b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\) 

Lời giải chi tiết


Giải các môn học khác

Bình luận