Bài 7. Định lí

Lý thuyết và bài tập cho Bài 7. Định lí, Chương 1, Hình học 7, Tập 1

1. Định lí

Một tính chất được khẳng định là đúng bằng suy luận được gọi là định lí.

Định lí thường phát biểu dưới dạng: " Nếu \(A\) thì \(B\)" với \(A\) là giả thiết, là điều kiện cho biết; \(B\) là kết luận, là điều được suy ra. 

Ví dụ: Định lý: "Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau"

Giả thiết: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
Kết luận: Hai góc so le trong bằng nhau.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 99 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Ba tính chất ở bài \(6\) là ba định lí. Em hãy phát biểu lại ba định lí đó.

Lời giải chi tiết

Ba định lí là:

- Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

- Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.

- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

Câu hỏi 2 trang 100 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

a) Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí: "Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau"

b) Vẽ hình minh họa định lí trên và viết, giả thiết kết luận bằng kí hiệu.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định lí được phát biểu dưới dạng "Nếu .. thì", phần nằm giữa "Nếu" và từ "thì" là phần giả thiết, phần sau từ "thì" là phần kết luận.

Lời giải chi tiết

Ta có :

Bài 49 trang 101 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Hãy chỉ ra giải thiết và kết luận của các định lí sau:

a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.

b) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định lí được phát biểu dưới dạng "Nếu .. thì", phần nằm giữa "Nếu" và từ "thì" là phần giả thiết, phần sau từ "thì" là phần kết luận.

Lời giải chi tiết

Bài 50 trang 101 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

a) Hãy viết kết luận của định lí sau bằng cách điền vào chỗ trống (...) :
Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì ...

b) Vẽ hình minh họa định lí đó và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song với nhau.

Lời giải chi tiết

Bài 51 trang 101 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

a) Hãy viết định lí nói về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song.

b) Vẽ hình minh họa định lí đó và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.

Bài 52 trang 101 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Xem hình \(36\), hãy điền vào chỗ trống (...) để chứng minh định lí: " Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau".

GT: ...

KL: ...

       Các khẳng định

  Căn cứ của khẳng định

1

Bài 53 trang 102 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Cho định lí: " Nếu hai đường thẳng \(xx', yy'\) cắt nhau tại \(O\) và góc \(xOy\) vuông thì các góc \(yOx', x'Oy', y'Ox\) đều là góc vuông".

a) Hãy vẽ hình.

b) Viết giả thiết và kết luận định lí.

c) Điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau:

 1) \(\widehat{xOy} + \widehat{x'Oy} = {180^o}\)    (Vì ...).

 2) \({90^o}+\widehat{x'Oy} = {180^o}\)    (theo giả thiết và căn cứ vào ...).

 3) \(\widehat{x'Oy}={90^o}\)      (căn cứ vào ...).


Giải các môn học khác

Bình luận