Ôn tập chương II: Tam giác

Chương 2

Lý thuyết và bài tập cho Ôn tập chương II: Tam giác, Chương 2, Hình học 7, Tập 1

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi ôn tập chương 2 trang 139 SGK toán 7 tập 1

Câu 1

Phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác, tính chất góc ngoài của tam giác.

Lời giải chi tiết:

- Định lý: Tổng ba góc của một tam giác bằng \(180^o\) 

- Tính chất: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó.

Câu 2

Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

Lời giải chi tiết:

- Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Bài 67 trang 140 SGK Toán 7 tập

Đề bài

Điền dấu “x” vào chỗ trống (…) một cách thích hợp: 

Câu

Đúng

Sai

1.Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn

2.Trong một tam giác, có ít nhất là hai góc nhọn

Bài 68 trang 141 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Các tính chất sau đây được suy ra trực tiếp từ định lí nào?

a) Góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

b) Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.

c) Trong một tam giác đều, các góc bằng nhau.

d) Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất của tam giác cân và định lí về tổng ba góc của một tam giác.

Lời giải chi tiết

Bài 69 trang 141 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Cho điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(a.\) Vẽ cung tròn tâm \(A\) cắt đường thẳng \(a\) ở \(B\) và \(C.\) Vẽ các cung tròn tâm \(B\) và tâm \(C\) có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại một điểm khác \(A\), gọi điểm đó là \(D\). Hãy giải thích vì sao \(AD\) vuông góc với đường thẳng \(a.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Bài 70 trang 141 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A.\) Trên tia đối của \(BC\) lấy điểm \(M\), trên tia đối của tia \(CB\) lấy điểm \(N\) sao cho \(BM = CN.\)

a) Chứng minh rằng tam giác \(AMN\) là tam giác cân.

b) Kẻ \(BH ⊥ AM\) (\(H \in AM\)), kẻ \(CK ⊥ AN\; (K  \in  AN).\) Chứng minh rằng \(BH = CK.\)

c) Chứng minh rằng \(AH = AK.\)

d) Gọi \(O\) là giao điểm của \(HB\) và \(KC.\) Tam giác \(OBC\) là tam giác gì? Vì sao?

Bài 71 trang 141 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tam giác \(ABC\) trên giấy kẻ ô vuông (h.151) là tam giác gì ? Vì sao ?

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cách 1: Chứng minh tam giác \(ABC\) là tam giác vuông cân bằng cách chứng minh \(\widehat {BAC} = {90^0}\) và \(AB = AC\) (dựa vào cách chứng minh hai tam giác bằng nhau).

Cách 2: Sử dụng định lí Pytago và định lí Pytago đảo.

Lời giải chi tiết

Bài 72 trang 141 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Đố vui : Dũng đố Cường dùng \(12\) que diêm bằng nhau để xếp thành :

a) Một tam giác đều ;

b) Một tam giác cân mà không đều;

c) Một tam giác vuông.

Em hãy giúp Cường trong từng trường hợp trên. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào tính chất của các tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều.

Lời giải chi tiết

a) Xếp tam giác đều: Xếp tam giác với mỗi cạnh là bốn que diêm.

Bài 73 trang 141 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Đố: Trên hình 152, một cầu trượt có đường lên \(BA\) dài \(5m\), độ dài \(AH\) là \(3m\), độ dài \(BC\) là \(10m\) và \(CD\) là \(2m.\) Bạn Mai nói rằng đường trượt tổng cộng \(ACD\) gấp hơn hai lần đường lên \(BA.\) Bạn Vân nói rằng điều đó không đúng. Ai đúng, ai sai?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí Pytago ta sẽ tính độ dài đường trượt \(ACD\) rồi so sánh với độ dài đường lên \(AB.\)


Giải các môn học khác

Bình luận