Bài 2. Hình thang

Lý thuyết và bài tập cho Bài 2. Hình thang, Chương 1, Hình học 8, Tập 1

1. Định nghĩa 

Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

Hai cạnh song song gọi là hai đáy.

Hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên. 

Ví dụ: Tứ giác ABCD có AB//CD nên tứ giác ABCD là hình thang có hai đáy là AB và CD, hai cạnh bên là AD và BC.

2. Nhận xét

- Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 bài 2 trang 69 SGK Toán 8 Tập 1

Cho hình \(15\). 

LG a.

Tìm các tứ giác là hình thang.

Phương pháp giải:

Định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

Lời giải chi tiết:

Tứ giác \(ABCD\) là hình thang vì \(BC // AD\) (có hai góc so le trong bằng nhau) 

Tứ giác \(EFGH\) là hình thang vì \(FG // EH\) (có tổng hai góc trong cùng phía bằng \({105^o} + {75^o} = {180^o}\))

Tứ giác \(IMKN\) không phải là hình thang.

Câu hỏi 2 bài 2 trang 70 SGK Toán 8 Tập 1

Hình thang \(ABCD\) có đáy \(AB, CD.\) 

Hình thang \(ABCD\) có đáy \(AB, CD.\) 

LG a.

Cho biết \(AD // BC\) (h.16). Chứng minh rằng \(AD = BC, AB = CD.\)

Phương pháp giải:

Áp dụng:

- Xét hai tam giác bằng nhau

- Hai đường thẳng song song thì có cặp góc so le trong bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Bài 6 trang 70 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Dùng thước và êke, ta có thể kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau hay không (xem hình \(19\)). Trên hình \(20\), có những tứ giác nào là hình thang, có những tứ giác nào không là hình thang. Bằng cách nêu trên, hãy kiểm tra xem trong các tứ giác ở hình \(20\), tứ giác nào là hình thang?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

Bài 7 trang 71 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Tìm \(x\) và \(y\) trên hình \(21\), biết rằng \(ABCD\) là hình thang có đáy là \(AB\) và \(CD.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng các tính chất của một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song: hai góc trong cùng phía bù nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc so le trong bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Vì \(ABCD\) là hình thang có đáy là \(AB\) và \(CD\) nên \(AB//CD\)

Bài 8 trang 71 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Hình thang \(ABCD\) (\(AB // CD\)) có \(\widehat{A}-\widehat{D}={20^0}\)   , \(\widehat{B}=2\widehat{C}\). Tính các góc của hình thang.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì tổng hai góc trong cùng phía bù nhau.

Lời giải chi tiết

Vì \(AB//CD\) nên \(\widehat A + \widehat D = {180^0}\)  (1) (hai góc trong cùng phía bù nhau)

Bài 9 trang 71 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Tứ giác \(ABCD\) có \(AB= BC\) và \(AC\) tia phân giác của góc \(A\). Chứng minh rằng \(ABCD\) là hình thang.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Dấu hiệu nhận biết hình thang: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

- Chứng minh hai đường thẳng song song ta chứng minh cặp góc so le trong bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Ta có \(AB = BC\) (giả thiết)

Bài 10 trang 71 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Đố hình \(22\) là hình vẽ một chiếc thang trên hình vẽ có bao nhiêu hình thang?

Hình 12

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình thang: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

Lời giải chi tiết

Từ hình 22 ta có: \(AB//CD//EF//GH\)

Nên ta có tất cả \(6\) hình thang, đó là: \(ABDC, CDFE, EFHG,\) \(ABFE, CDHG, ABHG.\)


Giải các môn học khác

Bình luận